Sắt là gì? Vai trò nổi bật của sắt trong cuộc sống hiện nay

Rate this post

Ngày nay, sắt được biết đến là kim loại được sử dụng cực kỳ phổ biến. Nhờ sở hữu những công dụng tuyệt vời mà sắt đã đem lại thì đây chính là kim loại quan trọng không chỉ trong ngành công nghiệp mà còn quan trọng trong nhiều ngành khác. Vậy sắt là gì? Vai trò của sắt trong đời sống như thế nào? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Thép Trí Việt khám phá ngay trong bài viết hôm nay!

Sắt là gì?

Sắt là kim loại có ký hiệu hóa học là Fe có nguyên tử khối là 26. Kim loại này có chất cứng nhưng lại dễ uốn dẻo nên được ứng dụng nhiều trong đời sống hiện nay.

Kim loại sắt có nhiều trên Trái Đất và là thành phần cấu thành của lớp vỏ ngoài và bên trong của lõi Trái Đất. 

Sắt là gì?
Sắt là gì?

Cấu tạo và tính chất của kim loại sắt là gì ?

Một số thông tin cơ bản về kim loại sắt – tính chất vật lý của sắt:

Tính chất vật lý của sắt

Nguyên tố hóa học Fe
Số nguyên tử 26
Nhiệt độ nóng chảy 1538 độ C
Khối lượng nguyên tử 55,845
Tính dẫn nhiệt
Tính dẫn điện
Từ tính

Nhìn chung, kim loại sắt có bản chất rắn, màu trắng xám, sở hữu tính dẻo nên dễ rèn và linh hoạt trong quá trình gia công. Bên cạnh đó, do sắt có từ tính nên có thể hút được nam châm.

Tính chất hóa học của sắt

Nguyên tố kim loại sắt có thể tác dụng với các phi kim như O2, Cl, S… hay các axit như HCl, H2SO4 (loãng), HNO3…, tác dụng với nước và muối. 

Trường hợp tác dụng với phi kim: phản ứng hóa học này sẽ tạo ra sắt oxit hoặc sắt clorua, sắt sunfua phụ thuộc vào gốc phi kim mà nó phản ứng.

Trường hợp khi tác dụng với axit:

  • Axit loãng: Khi sắt tác dụng với dung dịch axit loãng sẽ tạo ra khí Hydro và Fe hóa trị 2.
  • Axit đặc: Khi sắt tác dụng với axit đặc phản ứng hóa học có thể tạo ra sắt oxit và nước

Trường hợp khi sắt tác dụng với nước: Khi tác dụng với nước kết hợp cùng tác động của nhiệt độ dưới 5700 độ C, phản ứng sẽ tạo ra Fe3O4 và khí Hydro. Còn khi chịu tác dụng của nhiệt độ cao hơn 5700 độ C thì phản ứng tạo ra FeO và khí Hydro.

Trường hợp khi tác dụng với muối: trong trường hợp này, kim loại Fe sẽ đẩy kim loại có trong dung dịch muối để tạo ra dung dịch muối mới (chỉ phản ứng khi kim trong dung dịch muối yếu hơn Fe)

Tính chất hóa học của sắt.
Tính chất hóa học của sắt.

Phân biệt kim loại sắt và thép

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa sắt và thép và cho rằng chúng giống nhau. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn khác nhau. Trong khi kim loại sắt được hiểu là sắt nguyên chất, còn thép là gì? Thép chính là hợp kim của sắt có thành phần chủ yếu là sắt và một số nguyên tố khác.

Để có thể dễ dàng phân biệt sắt và thép, bạn có thể tham khảo ngay bảng so sánh  cấu tạo, đặc điểm, tính chất của chúng thông qua bảng sau:

  Sắt Thép
Bản chất Kim loại Hợp kim
Cấu tạo Là kim loại sắt nguyên chất, được tách ra khỏi quặng sắt bằng phương pháp khử Là hợp kim của sắt có thành phần gồm sắt, cacbon, silic, mangan…
Nhiệt độ nóng chảy 1538 độ C 1370 độ C
Màu sắc Trắng xám Bạc (Tuy nhiên màu sắc của thép có thể ảnh hưởng bởi những loại hợp kim khác nhau)
Ứng dụng Là vi chất bổ sung cho cơ thể. Ngoài ra, sắt còn được ứng dụng để tạo ra nhiều loại hợp kim khác. Là một trong những hợp kim của sắt. Thép được ứng dụng đa dạng trong nhiều  lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
Khả năng tái chế Có thể tái chế Có thể tái chế
Khả năng chống ăn mòn Dễ ăn mòn, gỉ sét, chịu tác động của yếu tố thời tiết Bị ăn mòn nhưng ít hơn so với kim loại sắt. Đặc biệt đối với hợp kim thép không gỉ thì khả năng chống ăn mòn vượt trội hơn hẳn so với những hợp kim khác.

Vai trò của sắt trong cuộc sống là gì ?

Ngày nay, sắt có vai trò khá quan trọng trong cuộc sống, vừa là một trong những yếu tố thiết yếu hình thành  cũng như duy trì sự sống cho cơ thể con người lại vừa là nguyên vật liệu được sử dụng phổ biến của nhiều sản phẩm.

Đối với sức khỏe con người

Trong cơ thể người, sắt là nguyên tố vi lượng, chiếm thành phần tỉ lệ chỉ 0,004% trong nhiều loại tế bào nhưng lại cực kỳ quan trọng. Nguyên tố kim loại này tham gia vào quá trình tạo ra sắc tố, vận chuyển khí oxy nên giúp tế bào hô hấp trở nên ổn định và hiệu quả. Bạn có biết rằng 2/3 lượng sắt có trong hồng cầu, 1/3 còn lại có trong gan, thận cùng các cơ quan nội tạng khác.

Đối với phụ nữ có thai – là những đối tượng vốn dễ thiếu sắt. Chính vì vậy mà việc bổ sung đầy đủ sắt không chỉ giúp thai phụ có thai kỳ khỏe mạnh mà còn tránh gặp các tình trạng nguy hiểm do mất máu trong quá trình sinh nở.

Đối với trẻ em, khi được nạp đủ sắt sẽ giúp cơ thể, trí não phát triển tốt, giúp bé tập trung hơn trong học tập. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất khác nên hạn chế tình trạng thấp, còi, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, nguyên tố sắt còn góp phần tạo ra enzym quan trọng có mặt trong hệ miễn dịch cơ thể

Đối với ngành công nghiệp

Từ nguyên tố sắt, các nhà luyện kim sẽ tạo ra nhiều hợp kim khác nhau cực kỳ hữu ích và phù hợp với nhu cầu của đa dạng các ngành công nghiệp từ nhẹ đến công nghiệp nặng. Những hợp kim từ sắt là vật liệu gia tăng ưu điểm của sắt hơn đồng thời hạn chế những khuyết điểm của kim loại này. 

Vai trò của sắt đối với ngành xây dựng.
Vai trò của sắt đối với ngành xây dựng.

Những hợp kim phổ biến của sắt:

  • Thép: Thành phần của hợp kim này gồm sắt, cacbon chiếm tỉ lệ khoảng 0,01 – 2%, silic, mangan… Hiện nay, có 2 loại thép là thép thường và thép đặc biệt. Đối với các loại thép đặc biệt thành phần sẽ được thêm 1 số nguyên tố khác như Crom, Niken… Đặc biệt, hợp kim phổ biến này của sắt còn thường được ứng dụng trong những sản phẩm quan trọng.
  • Thép không gỉ: Là hợp kim của sắt với tỉ lệ crom từ 10.5%. Đây là hợp kim sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về khả năng chống ăn mòn cực kì nổi bật.
  • Gang: Gồm hai loại là gang trắng và gang xám. Thành phần của gang gồm kim loại sắt và cacbon. Ngoài ra, gang còn chứa silic. Tuy nhiên, khi tỉ lệ cacbon và silic ít sẽ cho ra sản phẩm là gang trắng với tính chất cứng, giòn còn tỉ lệ cacbon và silic cao sẽ cho ra gang xám, có tính mềm dẻo hơn.

Nhìn chung, với tỉ lệ các nguyên tố khác nhau, sắt sẽ tạo ra những hợp kim đa dạng, giữ vai trò quan trọng cũng như giúp mang đến tính ứng dụng cao trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực cơ khí sản xuất.

Ứng dụng của kim loại sắt trong đời sống

Ngày nay, sắt và các hợp kim của sắt được sử dụng cực kỳ phổ biến. Kim loại này chiếm đến 95% tổng sản lượng các kim loại được sản xuất trên thế giới. Nhờ sở hữu nhiều đặc tính chịu lực tốt, độ dẻo, độ cứng cùng giá thành thấp mà kim loại sắt có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Cụ thể như:

Ứng dụng của kim loại sắt trong đời sống.
Ứng dụng của kim loại sắt trong đời sống.
  • Sắt có trong những đồ dùng cá nhân như: kéo, kệ sắt, dao, kềm, các loại dụng cụ gia đình khác,…
  • Sắt có trong các đồ dùng nội thất như: khung cửa, tủ kệ, bàn ghế, cầu thang,…
  • Sắt dùng để sản xuất các loại máy móc trong gia đình như máy xay, bồn rửa,  máy giặt cũng có sắt.
  • Trong lĩnh vực giao thông vận tải sắt cũng đóng góp vai trò rất quan trọng.
  • Sắt là bộ khung sườn không thể thiếu cho những công trình xây dựng như nhà cửa, tòa nhà,  cầu,…

Nhìn chung, sắt và hợp kim của sắt có mặt hầu khắp tất cả các công trình và gắn liền với đời sống của con người hiện nay.

Trên đây Thép Trí Việt đã cung cấp cho bạn thông tin về sắt là gì? Cũng như những ứng dụng của sắt trong đời sống hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về kim loại sắt và biết cách sử dụng, tái chế sắt sao cho hợp lý nhất. Nếu thấy thông tin hay và bổ ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè mình cùng biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phúc Lộc Tài, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, tôn sàn deck, thép Hùng Phát, giá cát san lấp, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài
Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Hotline (24/7)
091 816 8000
0907 6666 51 0907 6666 50