Nhiệt độ nóng chảy của đồng và những điều bạn không nên bỏ lỡ!

Rate this post

Kim loại đồng được sử dụng rất phổ biến và có giá trị kinh tế cao. Nhưng đa phần chúng ta vẫn chưa hiểu rõ đặc điểm, tính chất, ứng dụng thực tế cũng như nhiệt độ nóng chảy của đồng trong đời sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Thép Trí Việt tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

Đồng là gì?

Đồng là kim loại có tính dẫn, dẫn nhiệt tốt, có tính dẻo, bề mặt đồng thường có màu đỏ cam. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đồng ký hiệu là Cu. Đây là kim loại đã được con người tìm ra và sử dụng cách đây ngàn năm. Một số thông tin nguyên tố đồng:

  • Số hiệu nguyên tử: 29
  • Khối lượng : 63,546 
  • Phân nhóm: 11,d
  • Thuộc chu kỳ 4
  • Hợp kim đồng có hai màu đặc trưng là màu xanh lục và màu xanh lam
Đồng là gì?
Đồng là gì?

Phân loại đồng

Đồng vàng

Đây là hợp kim của đồng với hai nguyên tố chính là đồng và kẽm. Ngoài ra còn thêm một số nguyên số khác.

  • Latông đơn giản: là hợp kim của đồng-kẽm với %Zn ít hơn 45%. Zn có vai trò tăng độ bền và độ dẻo của hợp kim đồng. Những lượng Zn vượt 50% trong hợp kim đồng-kẽm thì nó sẽ làm vật liệu bị giòn.
  • Latông cao: với lượng Cu lên đến 88-97%, người ta thường gọi với cái tên tompắc màu đỏ nhạt (tính chất giống với đồng).

Đồng thanh

Trái lại với Latông thì Brong là hợp kim của đồng với các nguyên tố khác trừ Zn. Người ta phân biệt và gọi tên các hợp kim đồng hay đồng thanh khác nhau tùy thuộc vào nguyên tố kết hợp: ví dụ Cu-Al gọi là brong nhôm, Cu-Sn gọi là brông thiếc. 

Brông thiếc: là hợp kim của kim loại đồng với nguyên tố kết hợp chính là thiếc.

Về cơ tính: với lượng Sn thêm vào <5% vật liệu có độ dẻo cao, khi %Sn>5% thì vật liệu có độ dẻo giảm đi.

Tính đúc: khi nung nóng chảy độ chảy lỏng của brông thiếc nhỏ, lúc kết tinh co lại ít, mật độ không cao (có nhiều rỗ xốp). Hợp kim này có tính chống ăn mòn tốt do không bị hỏng trong khí quyển, bề mặt bóng đẹp, brông thiếc được dùng nhiều trong ngành đúc mỹ nghệ.

Tính chống ăn mòn: hợp kim brông thiếc có tính chống ăn mòn tốt hơn latong và đồng. Nó khá ổn định trong không khí, ngay cả trong môi trường hơi nước và nước biển.

Đồng đặc biệt

  • Để nâng cao tính chất của hợp kim, ngoài Zn thì người ta còn cho thêm các nguyên tố đặc biệt như: Pb, ali, Ni, Sn.
  • Hợp kim có chứa thành phần Pb giúp tăng tính cắt gọt vì Pb không hòa tan được trong Cu, khi cắt gọt sẽ dễ làm gãy phoi. Hợp kim chứa Pb được dùng làm các chi tiết cần trải qua công đoạn cắt gọt mà không cần qua biến dạng dẻo.
  • Hợp kim của Cu thêm thành phần Sn giúp tăng tính chống ăn mòn với thành phần % như sau: 70% Cu và 1%Sn. Hợp kim này được dùng làm các chi tiết cho tàu biển.
  • Còn lại 2 nguyên tố là Ni và Al làm tăng cơ tính, tăng bền cho chi tiết.

Một số tính chất hóa học và tính chất vật lý của đồng

Tính chất vật lí: Đồng là kim loại dẻo, có màu đỏ, dễ kéo sợi, dát mỏng, dễ gia công cắt gọt. Ưu điểm nổi bật của đồng là tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt (chỉ đứng sau bạc). Có nhiệt độ nóng chảy = 1083 độ C, D=8,89g/cm3.

Tính chất hóa học của đồng: Đồng là kim loại có tính khử yếu, kém hoạt động. Kim loại này có khả năng tác dụng với phi kim, axit và dung dịch muối.

Nhiệt độ nóng chảy của đồng

Nhiệt độ nóng chảy của đồng là bao nhiêu? Với đồng nguyên chất nhiệt độ nóng chảy là 1357,77 K (1084,62 độ C; 1984,32 độ F). Còn nhiệt độ nóng chảy của đồng thau là 900-940 độ C; 1650-1720 độ F; nhiệt độ này tùy thuộc vào thành phần hóa học có trong hợp kim.

Nhiệt độ nóng chảy của đồng.
Nhiệt độ nóng chảy của đồng.

Các cách phân biệt đồng

Đồng là kim loại khá dễ nhận biết nhưng không phải ai cũng có cách dễ để phát hiện. Dưới đây là một số cách phân biệt:

Mài lên bề mặt đồng

Sử dụng mũi mài hoặc vật liệu cứng mài lên bề mặt của vật liệu đồng. Sau vài phút mài nếu xuất hiện màu sáng bóng ngả màu, sau đó xỉn lại thì đây là đồng giả hoặc hợp kim của đồng nhưng chứa nguyên tố Chì. Ngược lại, nếu càng mài càng bóng mà không bị xỉn lại thì đó là đồng thật. Tuy vậy thì đây cũng là cách khỏ thử nghiệm khi gặp phải kim loại đồng mới.

Sử dụng lửa để nhận biết kim loại đồng

Dùng lửa là cách phân biệt đồng rất thông dụng. Đồng có tính mềm, dẻo, chịu đột tốt. Khi hơ trực tiếp kim loại đồng dưới ngọn lửa, nếu bề mặt không biến dạng hay ngả màu, màu sắc vẫn tươi nguyên thì đó là đồng ít tạp chất. Nếu bề mặt đồng bị biến dạng hoặc đổi màu thì đây là hợp kim của đồng và các nguyên tố kim loại khác.

Sử dụng từ tính để phân biệt đồng

Đồng là kim loại có từ tính nhẹ, cách dễ nhất là sử dụng nam châm để lại gần mà không có hiện tượng hút hay đẩy thì đích thị đó là kim loại đồng. Cách thứ 2 bạn có thể thả rơi cục nam châm, nếu nam châm rơi xuống chậm hơn bình thường, điều này giải thích hiện tượng dưới tác động của từ trường xuất hiện dòng điện xoáy trong ống đồng.

Đo mật độ để phân biệt đồng

Mật độ của kim loại đồng là 8,92g/ml, cách dễ nhất là cân thử vật thể sau đó chia trọng lượng với khối lượng của đồng. Nếu kết quả khác biệt thì chắc chắn đó không phải đồng nguyên chất.

Ứng dụng của đồng và hợp kim đồng trong cuộc sống

Kim loại đồng được con người phát hiện và sử dụng cách đây hàng ngàn năm. Đồng là kim loại có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, ngoài ra còn dễ uốn, dát mỏng nên dễ gia công chế tạo và  được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của kim loại này:

Ứng dụng của đồng và hợp kim đồng trong cuộc sống.
Ứng dụng của đồng và hợp kim đồng trong cuộc sống.
  • Trong ngành sản xuất điện: sử dụng để sản xuất, gia công các loại dây điện, bo mạch điện tử, que hàn; ống chân không, châm điện; các chất bán dẫn, tản nhiệt, các kết nối điện tử hay điện cực… Rơ le điện, nguồn nam châm điện. 
  • Trong ngành xây dựng: dùng làm động cơ hơi nước wall, các ống thủy lợi,…
  • Trong ngành giao thông vận tải: sản xuất các chi tiết trên tàu, thuyền
  • Trong các ngành công nghệ thẩm mỹ, trang trí: dùng để làm đồng trang trí mỹ nghệ, trang trí nội thất. Dùng để đúc tượng tại các đền, chùa. Ở nước ta có rất nhiều pho tượng được đúc bằng đồng rất nổi tiếng.
  • Trong nội thất gia đình: dùng làm bộ dẫn sóng trong lò vi-ba, làm ống chân không. Một số đồ trang trí bằng đồng được chạm khắc tinh tế có giá trị kinh tế cao.
  • Trong ngành âm nhạc, giải trí: làm dụng cụ nhạc khí như kèn (sử dụng đồng thau)
  • Khả năng tái chế 100%: một điều thú vị về kim loại đồng là khả năng tái chế gần như hoàn toàn, những sản phẩm làm từ đồng sẽ được tái chế lại để phục vụ sản xuất các sản phẩm khác. Sau tái chế sẽ mất đi khoảng 20% phần không sử dụng được, nhưng đó cũng là quá nhiều đối với một kim loại có khả năng tái chế. Điều này giúp cho đồ vật bán đồng nát sắt vụn từ đồng có giá trị cao hơn cả và điều đó cũng giúp một phần bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm từ ngành công nghiệp nặng.

Trên đây là những thông tin về “Nhiệt độ nóng chảy của đồng và những điều bạn không nên bỏ lỡ”  mà Thép Trí Việt đã tổng hợp để gửi đến quý bạn. Mong những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về kim loại đồng và những ứng dụng của nó trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phúc Lộc Tài, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, tôn sàn deck, thép Hùng Phát, giá cát san lấp, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài
Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Hotline (24/7)
091 816 8000
0907 6666 51 0907 6666 50