Khi nghe đến thành phẩm, có lẽ ta sẽ nghĩ đến kết quả hoàn thành sau một quá trình đã thực hiện. Thành phẩm là gì không chỉ là điều quan tâm của các doanh nghiệp, đây còn là câu hỏi thắc mắc và mong muốn được giải đáp của những người đang bắt đầu tìm hiểu về vấn đề này. Mỗi doanh nghiệp luôn cần nắm rõ được các nguyên tắc kế toán để đảm bảo sẽ có biện pháp xử lý phù hợp cho các loại thành phẩm. Hãy cùng Thép Trí Việt tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Khái niệm về thành phẩm
Thành phẩm có nghĩa là những sản phẩm đã được kết thúc và được hoàn thiện sau quá trình chế chế và sản xuất của các doanh nghiệp gia công. Đồng thời, các thành phẩm cũng đã được kiểm nghiệm để phù hợp nhất với các tiêu chuẩn kỹ thuật và được nhập vào kho hàng.
Các bộ phận sản xuất phụ và bộ phận sản xuất chính sẽ tạo ra các sản phẩm sau khi sản xuất phải được đánh giá theo giá gốc và bao gồm có vật liệu trực tiếp, chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất chung,…và một số chi phí có liên quan đến vấn đề sản xuất.
Giá gốc của thành phẩm không được tính theo các chi phí về chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bảo quản các loại hàng tồn kho, chi phí về nguyên vật liệu, chi phí nhân công,….

Đặc điểm của sản phẩm thành phẩm
Để có được các loại hàng thành phẩm, cần trải qua 3 giai đoạn đã được sắp theo theo một quy trình sản xuất cụ thể như sau.
- Về nguyên liệu sản xuất thô
- Bán thành phẩm ( các sản phẩm đang nằm trong quá trình sản xuất)
- Hàng thành phẩm
Để có thể hiểu được dễ dàng và cụ thể hơn, có thể giải thích vấn đề này đó là các doanh nghiệp sẽ tiến hàng mua các loại nguyên liệu thô và bắt đầu sản xuất thành các mặt hàng thành phẩm. Trong quá trình sản xuất, hàng bán thành phẩm chính là các sản phẩm chưa hoàn thiện hoàn toàn, có thể đã được hoàn thiện một nửa.
Hàng thành phẩm chính là sản phẩm đã được hoàn thiện và được đảm bảo về chất lượng sản phẩm trước khi mang ra thị trường để kinh doanh buôn bán. Tuy nhiên, các hàng thành phẩm của công ty này có thể trở thành các nguyên liệu thô ở công ty khác.
Đánh giá các loại thành phẩm
Các thành phẩm sau khi được hoàn thiện sẽ được đánh giá theo giá sản xuất thực tế dựa trên các nguyên tắc của giá gốc. Để đánh giá thành phẩm phù hợp sẽ dựa theo sự vận động của thành phẩm đó. Việc đánh giá sẽ phải tính cả quá trình nhập kho và quá trình thành phẩm xuất kho.
Đánh giá thành phẩm khi vào nhập kho
Các thành phẩm do những doanh nghiệp sản xuất ra khi hoàn thành nhập kho sẽ được phản ánh theo giá sản xuất thực tế trong kỳ sản xuất. Việc này bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí dành cho nhân công và sản xuất chung.
Để có thể tính giá gốc của các loại thành phẩm nhập kho, có thể tham khảo theo cách tính như sau. Các thành phẩm thuê ngoài chế biến bằng các chi phí chế biến cộng với những chi phí liên quan trực tiếp đến các công việc chế biến.
Thành phẩm thuê ngoài chế biến = Chi phí chế biến + Chi phí liên quan trực tiếp đến công việc chế biến
Đánh giá thành phẩm khi được xuất kho
Việc đánh giá thành phẩm xuất kho cũng cần dựa vào sự đánh giá giá thành sản xuất thực thực tế khi tiến hành xuất kho. Có 4 phương pháp chính đó là tính theo giá đích danh, bình quân gia truyền, nhập trước xuất trước và nhập sau xuất sau.
Giá gốc của thành phẩm xuất kho có thể được tính dựa theo công thức:
Giá gốc thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền
Đối với cách xác định đơn giá bình quân gia quyền, kế toán viên có thể xác định như sau:
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ lưu trữ = Giá gốc thành phẩm bị tồn đầu kỳ + Giá gốc thành phẩm nhập trong kỳ
Hoặc
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Số thành phẩm bị tồn đầu kỳ + Số thành phẩm nhập trong kì.
Phương pháp và quy trình quản lý kho thành phẩm
Một quy trình quản lý các kho thành phẩm cần có những bước cơ bản để quản lý như quản lý xuất kho, quản lý nhập kho và quản lý chuyển kho thành phẩm.

Quản lý xuất kho
Trước khi xuất thành phẩm sẽ được kiểm tra số lượng để đảm bảo đủ yêu cầu xuất kho. Sau đó sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho. Phiếu này sẽ dựa trên các thông tin đơn hàng và được di chuyển đến thủ kho. Cuối cùng thủ kho sẽ thực hiện xuất kho theo các thông tin đã lập trên phiếu.
Quản lý nhập kho
Khi tiến hành nhập kho, thành phẩm sẽ được kiểm tra kỹ càng và được ký xác thực vào giấy giao nhận. Khi diễn ra việc nhập phiếu và ký nhận, các dữ liệu nhập kho thành phẩm cũng được theo dõi chính xác số lượng.
Tìm hiểu quá trình quản lý kho thành phẩm
-
Quản lý xuất kho
Đối với kho thành phẩm, khi có thông báo cần phải xuất thành phẩm ra kho thì tại đây, kế toán sẽ là người chịu trách nhiệm và làm nhiệm vụ quan trọng đó chính là kiểm tra số lượng để có thể đảm bảo đầy đủ nhất về số lượng thành phẩm theo yêu cầu đã đề xuất.
Sau khi đã đảm bảo đủ thành phẩm thì sẽ tiến hành công tác lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho này sẽ được dựa trên những thông tin của đơn hàng và được vận chuyển trực tiếp đến thủ kho sau khi bạn đã hoàn thành việc lập phiếu. Bước cuois cùng, thủ kho sẽ thực hiện xuất kho theo đúng như những dữ liệu trên phiếu xuất kho đã được lập trước đó.
-
Quản lý nhập kho
Khi có thông báo về yêu cầu nhập thành phẩm vào trong kho, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra lại thành phẩm một lần nữa. Sau khi đã chính xác và đầy đủ, sẽ ký xác thực và giấy tờ giao nhận. Lúc này, thủ kho sẽ lập phiếu nhập kho đồng thời ký nhận và thực hiện nhập kho những thành phẩm. Cuối cùng là cập nhật đầy đủ dữ liệu để có thể theo dõi chính xác số lượng thành phẩm sẵn có được lưu trữ trong kho.
-
Quản lý chuyển kho thành phẩm
Trong suốt quá trình, đôi khi sẽ có những trường hợp phát sinh nhu cầu như muốn chuyển đổi những thành phẩm giữa các kho với nhau. Cần gửi đề xuất để có được sự chấp thuận của các phòng ban, bộ phận hay đơn vị có thẩm quyền. Khi đề xuất của bạn đồng ý thì bạn sẽ tiến hành lập phiếu chuyển kho thành phẩm.
Khi thực hiện chuyển thành phẩm đến kho yêu cầu, hãy đảm bảo quy trình kiểm kê cùng với số lượng thành phẩm đầy đủ để tránh xảy ra sơ suất. Đồng thời, cần cập nhật các dữ liệu để kiểm soát được lượng hàng có trong kho.

Quản lý chuyển kho thành phẩm của Thép Trí Việt
Việc chuyển đổi các thành phẩm ở các kho của tôn Thép Trí Việt luôn được chúng tôi lưu ý rất cẩn thận. Đầu tiên, phải được gửi đề xuất và được chấp nhận từ các phòng ban hoặc các bên có thẩm quyền. Nếu được đồng ý sẽ tiến hành lập phiếu chuyển kho. Khi thực hiện chuyển kho, cần phải tuân thủ các bước và các quy trình kiểm kê về thành phẩm tránh các sai sót xảy ra.
Bên cạnh đó, nhà cung cấp tôn sắt Thép Trí Việt là nơi uy tín hàng đầu về việc cung cấp các sản phẩm, thành phẩm về sắt thép chất lượng đến quý khách hàng. Hỗ trợ tư vấn nhiệt tình, cam kết tốt nhất về giá cả và khách hàng sẽ được giảm giá 10% khi đặt đơn tiếp theo.
Bài viết trên có thật sự mang đến cho bạn những thông tin cơ bản và cần thiết về vấn đề thành phẩm là gì, các đặc điểm cơ bản của thành phẩm và các bước của một quy trình quản lý kho thành phẩm hay không? Hãy liên hệ vào hotline 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50 của Thép Trí Việt để được tư vấn và cập nhật nhiều thông tin mới nhất.
Thông tin mua hàng:
CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT
Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM
Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây - Thủ Đức - TPHCM
Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương - Phường 1 - Gò Vấp - TPHCM
Địa chỉ 3: 16F Đường 53 - Phường Tân Phong - Quận 7 - TPHCM
Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông - F Tân Thới Hòa - Q. Tân phú - TPHCM
Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 - Xã Thuận Giao - TP Thuận An - Bình Dương
Hotline mua hàng: 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50
Email: theptriviet@gmail.com
Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn