Để có thể tạo nên những sản phẩm xi măng chất lượng thì cần có nguyên liệu được chọn lọc và quy trình sản xuất đạt chuẩn. Vậy quy trình sản xuất xi măng trải qua mấy giai đoạn? Cách bảo quản ra sao? Ngay sau đây, Thép Trí Việt sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Thép Trí Việt là đơn vị cung ứng tôn sắt thép xây dựng hàng đầu và uy tín tại khu vực phía Nam. Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm tại Thép Trí Việt mời liên hệ đến số hotline 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50 sẽ được nhân viên tư vấn tận tình và miễn phí.
Những nguyên liệu tạo nên xi măng là gì?
Nguyên liệu tạo nên xi măng gồm canxi, silic, sắt và nhôm. Các nguyên liệu được lấy từ núi đá vôi giàu CaCO3, đất sét, quặng sắt (nếu có), thạch cao và cát. Trong đó:
- Đá vôi: Là nguyên liệu chính không thể thiếu khi sản xuất xi măng. Đây là loại đá trầm tích được khai thác bằng phương pháp khoan nổ, cắt tầng theo quy trình và quy hoạch khai thác.

- Đất sét: Được khai thác bằng phương pháp cày ủi hoặc nổ mìn và bốc xúc vận chuyển bằng các phương tiện vận tải lớn. Đất sét sau khi lấy sẽ xử lý độ ẩm còn 15% tạo thành khối và đem nung ở nhiệt độ 750 độ C.
- Phụ gia điều chỉnh: Ngoài đá vôi và đất sét còn có các nguyên liệu điều chỉnh như quặng, quặng bô xít, đá Silic,… Các chất phụ gia này giúp kiểm soát quá trình gia công và chế biến xi măng theo các tiêu chuẩn chất lượng.
Quy trình sản xuất xi măng gồm các giai đoạn nào?
Quy trình sản xuất xi măng bao gồm 6 giai đoạn cơ bản nhất. Dù các nhà máy, xí nghiệp có thể áp dụng các phương pháp sản xuất khác nhau nhưng bắt buộc phải tuân thủ các bước sau đây:
Tách chiết nguyên liệu thô
Nguyên liệu sản xuất xi măng gồm có canxi, silic, sắt và nhôm. Đây là những thành phần chính có trong đất sét, đá vôi, cát, quặng sắt, phế liệu nhôm,… Các nguyên liệu thô này sẽ được tách từ núi đá vôi bằng phương pháp khoan nổ và cắt tầng.
Sau đó thông qua hệ thống băng chuyền và các thiết bị vận chuyển để đưa nguyên liệu về nhà máy sản xuất theo đúng kế hoạch đề ra. Nhưng trước khi chuyển về nhà máy, xí nghiệp thì khối đá lớn sẽ được nghiền nhỏ ra. Điều này đảm bảo cho kích thước thước của đá tương đương kích thước của các viên sỏi.

Ngoài ra, còn có nhiều chất phụ gia khác được sử dụng trong quá trình sản xuất xi măng. Phải kể đến như đá phiến, tro bay, vảy thép cán và bô xít với số lượng nhỏ. Thông thường các nhà máy đều được đặt gần khu vực núi đá vui để tiết kiệm chi phí cũng như giảm một ít giá thành sản phẩm.
Phân chia tỷ lệ, trộn và nghiền nát
Giai đoạn tiếp theo của quy trình sản xuất xi măng là nguyên liệu thô sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích chuyên sâu. Tại đây các nhân viên kỹ thuật sẽ phân chia tỷ lệ chính xác giữa đá vôi và đất sét. Tỷ lệ thông thường là 80% đá vôi và 20% đất sét.
Tiếp theo tại nhà máy chính sẽ nghiền hỗn hợp trên nhờ vào các con lăn quay và bàn xoay. Bàn xoay quay liên tục dưới con lăn và con lăn tiếp với hỗn hợp. Con lăn sẽ nghiền nguyên liệu thô thành bột mịn là đảm bảo yêu cầu và sẽ được dự trữ trong hệ thống đường ống lớn của nhà máy.
Chuẩn bị nung hỗn hợp
Sau khi hoàn thành giai đoạn trên, hỗn hợp bột mịn sẽ được đưa vào các chuỗi buồng xoay trục đứng, sau đó mới bị đẩy vào lò nung. Những buồng xoay này hoạt động dựa trên cơ chế tận dụng nhiệt lượng tỏa ra từ lò làm nóng nguyên liệu. Việc này nhằm giúp tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải ra môi trường từ nhà máy.
Giai đoạn trong lò nung
Lò nung của các nhà máy, xí nghiệp khá lớn và có thể xoay được. Đây là phần quan trọng nhất trong quy trình sản xuất xi măng. Nhiệt độ trong lò có thể lên đến 1450⁰C do xảy ra phản ứng khử Cacbon và thải ra khí CO2. Chuỗi phản ứng hóa học giữa Ca (Canxi) và SiO2 tạo ra CaSiO3 là thành phần chính trong xi măng.

Nhiệt độ trong lò nung có tác dụng làm cho nguyên liệu mềm nhão đến mức có thể trộn bằng tay. Lò nung sẽ nhận nhiệt năng từ bên ngoài nhờ than đá hoặc khí tự nhiên. Khi nguyên liệu rơi xuống phần thấp nhất của lò nung sẽ tạo thành một lớp xỉ khô.
Làm mát và nghiền thành phẩm
Sau khi ra khỏi lò, phần xỉ khô trên sẽ được làm máy nhờ vào khí cưỡng bức. Xỉ sẽ tỏa ra lượng nhiệt đã hấp thụ được trong quá trình nung nóng và từ từ giảm nhiệt xuống thấp.
Lượng nhiệt mà xỉ tỏa ra sẽ được thu lại lò nung để tham gia tiếp vào quá trình sản xuất. Việc này giúp nhà máy tiết kiệm năng lượng tối ưu nhất. Hệ thống các viên bi sắt sẽ nghiền bột mịn ra thành xi măng. Đây chính là kết quả của toàn bộ quy trình sản xuất xi măng.
Đóng bao và phân phối
Sau khi được nghiền thành bột, xi măng sẽ được đóng bao với trọng lượng dao động từ 20 – 50kg/1bao. Các bao xi măng này sẽ được phân phối đến các đại lý, cửa hàng bán vật liệu xây dựng và đến tay của người tiêu dùng.

Quy trình chế tạo xi măng vô cùng phức tạp. Thế nhưng với công nghệ tiên tiến và hiện đại như ngày nay đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngành xây dựng tại Việt Nam.
Những công nghệ sản xuất xi măng cần biết
Hiện có hai công nghệ sản xuất xi măng là công nghệ lò quay khô và công nghệ lò quay đứng. Cụ thể như sau:
- Công nghệ lò quay khô: Đây được xem là công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới. Công nghệ này tạo ra những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và tiết kiệm nhiên liệu. Hơn nữa nhà máy sẽ sản xuất được lượng lớn xi măng đáp ứng tiêu thụ trong và ngoài nước.

- Công nghệ lò quay đứng: Đây là công nghệ cũ, hiện ở nước khác cũng như Việt Nam vẫn còn một số nhà máy sử dụng công nghệ này. Công nghệ lò quay đứng gây ô nhiễm môi trường cao, sản phẩm có chất lượng kém và quá trình sản xuất khó khăn.
Phương pháp sản xuất xi măng phổ biến hiện nay
Quy trình sản xuất xi măng khá khó khăn, hiện nay có hai phương pháp sản xuất chính là phương pháp khô và phương pháp ướt. Mỗi công nghệ sẽ có cách thực hiện khác nhau cũng như sở hữu ưu và nhược điểm riêng biệt.
Căn cứ vào chất lượng sản phẩm đầu ra, dây chuyền sản xuất và khả năng cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Mà nhà máy, xí nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp sản xuất xi măng phù hợp.
Phương pháp khô
Sản xuất xi măng theo phương pháp khô là các nguyên liệu đầu vào sẽ được sấy khô 100% mới tham gia vào quá trình nghiền thành bột mịn. Từ bộ mịn sản xuất ra xi măng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo chất lượng vượt trội.

Phương pháp khô tiêu thụ nhiệt năng thấp, giúp các nhà máy sản xuất tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này lại thải ra nhiều khí và khói bụi vào môi trường tự nhiên. Hơn thế nữa, nguyên liệu nung nóng không có sự đồng đều khiến cho công đoạn nghiền mịn trở nên khó khăn hơn.
Phương pháp ướt
Phương pháp ướt thì người sản xuất phải trộn thêm nước vào nguyên liệu đầu vào để tạo thành bùn thô. Sau đó mới tiến hành đưa tất cả hỗn hợp vào lò nung nóng. Phương pháp này giảm được khói bụi phát thải từ quá trình sản xuất xi măng, góp phần bảo vệ môi trường và sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương pháp ướt tồn tại hạn chế rất lớn. Đó là khả năng tiêu thụ nhiệt năng cao, gây tốn kém nhiều chi phí sản xuất cho nhà máy, doanh nghiệp.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng xi măng?
Thành phần xi măng từ những nguyên liệu tự nhiên và sản xuất không quá khó khăn, phức tạp nhưng chất lượng xi măng cũng không được đảm bảo 100%. Bởi những yếu tố bên ngoài sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm:
- Chất lượng nguyên liệu: Cần phải loại bỏ hết các tạp chất trong nguyên liệu thô trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất để đảm bảo chất lượng. Nguyên liệu là yếu tố đặt lên hàng đầu để quy trình trình sản xuất xi măng cho ra sản phẩm chất lượng nhất.
- Các chất phụ gia: Chất này cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong hỗn hợp xi măng. Do đó, chất lượng của thành phẩm cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các phụ gia này.

- Quy trình nung kết: Trong khi nung hỗn hợp xi măng phải chú ý đến nhiệt độ và thời gian của mỗi lò nung. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, thời gian nung không đủ hay dư cũng cho ra thành phẩm không đảm bảo về mặt chất lượng.
- Hệ thống nghiền nát: Xi măng ra khỏi lò phải có độ mịn đúng yêu cầu và kích thước hạt đường kính khoảng 10 – 40mm. Nếu các hạt xi măng quá to sẽ rất khó để người thi công trộn bê tông hay vữa xây.
Cách bảo quản xi măng đúng cách để đảm bảo chất lượng
Trong quá trình xây dựng của các công trình lớn thì chủ đầu tư thường mua số lượng lớn xi măng để sử dụng. Xi măng là loại nguyên liệu háo nước nên khách hàng cần bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Cụ thể các cách sau đây:
- Vận chuyển xi măng bằng các phương tiện chuyên chở như xe tải. Đảm bảo xe phải sạch sẽ, khô ráo, có bạt che kỹ lưỡng khi vận chuyển dù quãng đường ngắn hay dài.
- Kho chứa phải khô ráo, có tường bao và mái che. Các bao xi măng phải được kê trên nền cao cách mặt đất ít nhất 30cm. Sản phẩm được xếp thành từng chồng cao và phải cách tường ít nhất 20cm.
- Mỗi chồng xi măng không được xếp quá 10 bao và phải xếp riêng theo từng lô nhất định. Khách hàng cần lưu ý nguyên tắc lô nào nhập trước thì phải sử dụng trước.

- Xi măng PoocLăng chỉ sử dụng trong 60 ngày kể từ ngày sản xuất. Nếu quá 60 ngày thì cường độ xi măng sẽ giảm dần.
- Thông thường xi măng có độ mịn càng cao càng dễ vón cục hay còn gọi là “chết gió”.
Xi măng là một loại vật liệu trong ngành xây dựng, vì vậy khách hàng cần lưu ý trong bảo quản để đảm bảo chất lượng tốt nhất khi sử dụng. Đồng thời khi quý khách bảo quản đúng cách còn hạn chế hư hỏng cũng như tiết kiệm được chi phí trong quá trình thi công.
Một số thương hiệu xi măng lớn được khách hàng tin tưởng hiện nay
Xi măng là vật liệu xây dựng không thể thiếu cho tất cả các công trình hiện nay. Từ dân dụng, công nghiệp đến giao thông và nhiều ngành nghề khác đều cần đến nguyên liệu này. Khách hàng sau khi tìm hiểu quy trình sản xuất xi măng thì còn cần biết được đâu là những thương hiệu lớn đang được ưa dùng hiện nay.
- Xi măng Hà Tiên 1: Trên bao bì là thương hiệu với chất liệu PP thay thế vỏ bao giấy cũ. Sản phẩm được sử dụng cho nhiều mục đích như đổ bê tông móng, sàn, cột, đà; dùng để trộn vữa xây, vữa tô hoặc ốp gạch đá hoặc cán nền. Xi măng Hà Tiên phù hợp tiêu chuẩn TCCS 22: 2012/XMHT dựa trên TCVN 6260:2009 và ASTM C1157. Khi sử dụng có thể tăng tính công tác, cải thiện cường độ sớm cho bê tông.
- Xi măng Insee ( Holcim) Đa Dụng giúp nền móng công trình bền chắc, tăng tuổi thọ và thời gian sử dụng. Ứng dụng trong việc làm vữa tô tường sẽ giúp vật liệu dẻo dai, bề mặt bền chắc. Xi măng có khả năng đông sớm, thi công nhanh và chất lượng cùng giá thành ổn định.
- Xi măng Thăng Long là sản phẩm xi măng pooclăng hỗn hợp PCB 40. Thành phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260:1997 đảm bảo tât cả các đặc tính kỹ thuật. PCB 40 Thăng Long giúp tăng độ dẻo dai của bê tông, tăng khả năng chống thấm, hạn chế khả năng xâm thực của môi trường. Sản phẩm cực kỳ phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.
- Xi măng Cẩm Phả PCB 40 giúp khách hàng tiết kiệm hơn trong quá trình xây dựng. Bên cạnh chất lượng cao, ổn định thì sản phẩm còn có giá thành phải chăng. Sử dụng xi măng Cẩm Phả giúp tăng cường độ chịu nén, sức bền bê tông, tăng cường khả năng chống thấm.
Thông qua bài viết trên, Thép Trí Việt đã chia sẻ cho khách hàng những thông tin về quy trình sản xuất xi măng cũng như cách bảo quản để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nếu quý khách hàng còn có vấn đề gì cần giải đáp thì liên hệ ngay đến chúng tôi thông qua số hotline 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50 .
Thông tin mua hàng:
CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT
Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM
Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây - Thủ Đức - TPHCM
Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương - Phường 1 - Gò Vấp - TPHCM
Địa chỉ 3: 16F Đường 53 - Phường Tân Phong - Quận 7 - TPHCM
Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông - F Tân Thới Hòa - Q. Tân phú - TPHCM
Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 - Xã Thuận Giao - TP Thuận An - Bình Dương
Hotline mua hàng: 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50
Email: theptriviet@gmail.com
Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn