Mạ kẽm là gì? Quy trình sản xuất mạ kẽm đạt chuẩn hiện nay

Trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm mưa nhiều tại Việt Nam, các vật liệu có cấu tạo từ sắt, thép rất dễ bị gỉ sét. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của những loại vật liệu này. Xuất phát từ nguyên nhân trên các vật liệu làm bằng kim loại hiện nay thường sử dụng công nghệ mạ kẽm để giúp hạn chế tình trạng trên. Vậy mạ kẽm là gì? Câu trả lời sẽ được Thép Trí Việt giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mạ kẽm là gì?

Mạ kẽm là một quy trình phủ một lớp kẽm lên phía trên bề mặt kim loại như sắt, thép để tạo ra một lớp màng bảo vệ, giảm khả năng ăn mòn và gỉ sét, ngăn chặn quá trình oxi hóa. Qua đó góp phần bảo vệ chất lượng cũng như giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.

Mạ kẽm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó có thể kể đến các lĩnh vực như chế tạo máy móc, thiết bị điện tử, các lĩnh vực dân dụng, xây dựng, các ngành công nghệ, kỹ thuật cao,… Mỗi lĩnh vực lại sử dụng mạ kẽm để chế tạo nên những chi tiết và bộ phận khác nhau.

Mạ kẽm là một quy trình phủ một lớp kẽm lên phía trên bề mặt kim loại
Mạ kẽm là một quy trình phủ một lớp kẽm lên phía trên bề mặt kim loại

Đặc biệt đối với ngành công nghiệp, mạ kẽm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn máy móc. Nhờ có xi mạ kẽm mà chất lượng của các thiết bị này mới được đảm bảo, tuổi thọ mới được nâng cao một cách đáng kể.

Các phương pháp sản xuất mạ kẽm phổ biến

Sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của khoa học kĩ thuật đã cho ra đời nhiều công nghệ mạ kẽm khác nhau. Trong số này thì 3 phương pháp mạ kẽm phổ biến hơn cả chính là mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm lạnh và mạ kẽm điện phân. Mỗi phương pháp mạ kẽm sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Sau khi đã tìm hiểu mạ kẽm là gì, mời khách hàng cùng xem qua những phương pháp mạ phổ biến sau đây.

Mạ kẽm nhúng nóng

Đây là công nghệ mạ kẽm phổ biến nhất hiện nay. Quá trình được thực hiện bằng cách đưa chi tiết sắt hoặc thép vào bể chứa kẽm nóng chảy để phủ lên đó một lớp kẽm bám chắc lên bề mặt của chúng. Phương pháp này giúp lớp kẽm bám chắc và đều cả hai mặt.

Thép ống được sản xuất bằng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Thép ống được sản xuất bằng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng

Trước khi được đưa vào bể kẽm, bề mặt của các chi tiết sẽ được xử lý và loại bỏ hoàn toàn các tạp chất. Mạ kẽm giúp bảo vệ chi tiết sắt thép khỏi sự ăn mòn, oxy hóa và các tác nhân môi trường khác. Đồng thời, quá trình này tạo ra một lớp màng bọc bảo vệ và chống lại những va đập, trầy xước, nhờ đó mà gia tăng tuổi thọ của chi tiết. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất tàu thuyền, ô tô và cả lĩnh vực xây dựng.

Với nhiều ưu điểm nổi bật như độ bám dính, tính thẩm mỹ cao, khả năng chống ăn mòn và gỉ sét hiệu quả, các sản phẩm được sản xuất này được nhiều khách hàng đánh giá cao. Tuy nhiên, nhúng khối kim loại trong bể dung dịch ở nhiệt độ khá lớn có thể dễ làm cho vật liệu bị thay đổi về tính chất.

Mạ kẽm lạnh

Phương pháp này hay còn được gọi với cái tên khác là phun kẽm. Mạ kẽm lạnh tạo một lớp kẽm lỏng có kết cấu tương tự như sơn ở nhiệt độ môi trường bình thường trên bề mặt kim loại. Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị để phun kẽm.

Dung dịch kẽm sẽ nằm ở trạng thái lỏng và được đưa vào đầu phun. Khi phun thì kẽm được thổi ra dưới áp lực khí nén và biến thành chùm các hạt kẽm nhỏ có độ chính xác và độ bền rất cao. Phương pháp phun kẽm được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất kim loại, xây dựng, cầu đường và hệ thống ống dẫn.

Mạ kẽm lạnh được nhiều khách hàng đánh giá là phương pháp sở hữu nhiều ưu điểm. Cụ thể là có thể thực hiện trên bề mặt của những khối kim loại có kết cấu phức tạp.

Hơn nữa phương pháp này còn tạo ra lớp màng bảo vệ chắc chắn, chống hiện tượng va đập và trầy xước rất tốt khi có tác động từ các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên quá trình sản xuất mạ kẽm lạnh sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian. Khách hàng có thể cũng có thể gặp một số khó khăn để tìm được loại dung dịch phù hợp cho phương pháp này.

Mạ kẽm điện phân

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng điện phân để tạo nên một lớp phủ mạ kẽm trên bề mặt kim loại. Quá trình này thực hiện bằng cách đưa chi tiết kim loại như sắt, thép vào bể chứa dung dịch kẽm. Sau đó sử dụng nguồn điện để tác động và kích thích quá trình điện phân. Trong đó ion kẽm sẽ được khử thành kim loại kẽm và đóng thành kết tủa phía trên bề mặt kim loại.

Mạ kẽm bằng phương pháp điện phân
Mạ kẽm bằng phương pháp điện phân

Phương pháp mạ kẽm điện phân đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong đó có thể kể đến như công nghiệp sản xuất các sản phẩm kim loại, các chi tiết bằng thép, chế tạo các bộ phận của phương tiện giao thông,…

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này chính là mạ kẽm có độ bám cao, bề mặt mịn, bóng, đẹp, tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình sản xuất. Ngoài ra trong quá trình mạ kẽm bằng điện phân không cần nhúng toàn bộ khối kim loại vào bể dung dịch đang sôi nên sẽ hạn chế tối đa việc bị móp méo và biến dạng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp vẫn còn một số hạn chế như không mạ kẽm được các khối kim loại có kích thước quá lớn. Không thể kiểm soát tuyệt đối được độ dày của lớp mạ kẽm nên khả năng bảo vệ kim loại sẽ bị giảm đi. 

Quy trình mạ kẽm đạt chuẩn

Quy trình mạ kẽm đạt tiêu chuẩn cần phải trải qua 9 công đoạn liên tiếp, mỗi khâu sẽ lại đặt ra những yêu cầu khắt khe để có thể đảm bảo được chất lượng đầu ra của sản phẩm. Các bước được thực hiện tuần tự trong khoảng thời gian quy định để mang lại kết quả tốt nhất.

Bước 1. Loại bỏ dầu

Loại bỏ dầu trước khi mạ kẽm là gì? Ở công đoạn này, các vật liệu kim loại cần được mạ kẽm sẽ được ngâm trong một dung dịch đặc thù chuyên dùng để loại bỏ phần dầu bám trên bề mặt của chúng. Thời gian tẩy sẽ dao động từ 10 – 15 phút tùy thuộc vào đặc tính và tình trạng của kim loại đó.

Bước 2. Loại bỏ gỉ sét

Sau khi đã hoàn thành bước đầu tiên, các chi tiết kim loại sẽ được chuyển qua một bể có chứa dung dịch axit clohidric với nồng độ từ 8 – 15%. Mục đích chính là để tiến hành loại bỏ hoàn toàn những gỉ sét bám trên bề mặt kim loại. Ở bước này cần phải căn chỉnh thời gian sao cho phù hợp với hiện trạng của thanh kim loại và nồng độ của axit.

Quy trình mạ kẽm là gì, cần bao nhiêu bước
Quy trình mạ kẽm là gì, cần bao nhiêu bước

Bước 3. Tẩy dầu bằng điện hóa

Nếu như lượng dầu bám trên bề mặt kim loại chưa được loại bỏ hết ở bước 1 thì tiếp tục tẩy dầu bằng điện hóa. Công nghệ điện hóa tiên tiến sẽ có thể loại bỏ lớp dầu còn thừa một cách triệt để. Khi điện cực hoạt động các phân tử khí sẽ được giải phóng và bên ngoài và tách bỏ hoàn toàn lượng dầu còn sót lại của kim loại.

Bước 4. Trung hòa

Sau khi đã được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, vật liệu kim loại sẽ được trung hòa để loại bỏ các mảng bám oxit và các ion sắt. Quá trình này được thực hiện bằng cách ngâm kim loại trong dung dịch HCL trong thời gian khoảng 3 – 20 giây ở nhiệt độ trong môi trường bình thường.

Bước 5. Mạ kẽm

Xi mạ kẽm là bước đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình mạ kẽm. Nhiệm vụ chính là tạo nên một lớp kẽm bao phủ lên phía bên ngoài bề mặt của kim loại. Lớp phủ này phải đáp ứng được các tiêu chí về kết cấu, độ dày để cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Công đoạn này đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe, đòi hỏi lớp kết tịnh phải mịn màng và có độ tinh khiết cao. Chiều dày của lớp mạ kẽm sẽ được khống chế thông qua mật độ dòng mạ và thời gian mạ.

Bước 6. Hoạt hóa

Sau khi hoàn thành công đoạn quan trọng nhất trong quá trình mạ kẽm, kim loại sẽ được chuyển đến bộ phận gia công để tiến hành hoạt hóa. Mục đích của việc này là nhằm làm tăng độ sáng bóng cho bề mặt của kim loại, qua đó nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Bước 7. Cromat hóa

Thông qua việc xử lý cromat, độ bền của kim loại đã được xi mạ kẽm sẽ tăng lên. Nhờ vậy mà có thể kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng của các vật liệu kim loại. Thường thì mạ kẽm sẽ có màu đen, màu vàng hoặc màu sáng trắng.

Bước 8. Sấy khô

Sau khi đã được phủ màu cẩn thận ở công đoạn trước, sản phẩm sẽ được đẩy vào tủ sấy và làm khô. Việc này sẽ góp phần làm cho bề mặt kim loại bằng phẳng và sáng bóng, lớp xi mạ được đồng đều hơn.

Sấy khô giúp lớp mạ đồng đều, bề mặt sáng bóng hơn
Sấy khô giúp lớp mạ đồng đều, bề mặt sáng bóng hơn

Bước 9. Kiểm tra sản phẩm 

Trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường, các sản phẩm sẽ được kiểm định kỹ càng về độ dày và màu sắc bằng máy đo chuyên dụng. Trong trường hợp không đạt được những yêu cầu đề ra thì sản phẩm sẽ được tiến hành xi mạ kẽm lại từ đầu.

Những điểm cần lưu ý trong quá trình mạ kẽm

Để có thể đảm bảo tốt được chất lượng của sản phẩm, trong quá trình tiến hành mạ kẽm cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ đúng trình tự các bước trong quy trình mạ kẽm kim loại
  • Chú ý đến thời gian xử lý gỉ sét và trung hòa kim loại, nếu để quá thời gian cho phép sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
  • Các hóa chất được sử dụng cần được pha đúng tỷ lệ thì quá trình xử lý kim loại mới đạt được hiệu quả.
  • Kiểm tra đầu ra nghiêm ngặt trước khi đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
  • Mỗi phương pháp mạ kẽm sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy cần cân nhắc để lựa chọn phương pháp mạ phù hợp nhất với điều kiện và yêu cầu của khách hàng.

Ưu điểm của thép mạ kẽm là gì?

Thép mạ kẽm là một sản phẩm của quá trình mạ kẽm và là vật liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thép mạ kẽm sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội về khả năng chịu lực, độ bền và chi phí sản xuất,…

Về cường độ chịu lực

Với kết cấu chắc chắn và độ cứng cao, các sản phẩm thép mạ kẽm có khả năng và cường độ chịu lực rất tốt. Bên cạnh đó thép mạ kẽm còn hạn chế tối đa tình trạng biến dạng, trầy xước trong quá trình lắp đặt và vận chuyển.

Thép mạ kẽm được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Thép mạ kẽm được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Độ bền cao

Thép mạ kẽm thường có độ bền cao và có thể sử dụng trong một thời gian dài. Đặc biệt trải qua quá trình cromat hóa bài bản, kết cấu của sản phẩm này lại càng trở nên chắc chắn hơn. Khi sử dụng trong những môi trường khắc nghiệt, độ ẩm cao cũng hạn chế tối đa việc bị hoen gỉ.

Chính nhờ ưu điểm này mà thép mạ kẽm được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng. Nhất là đối với đặc trưng thời tiết khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta. Đây chính là sự lựa chọn phù hợp nhất để có thể ngăn chặn, hạn chế tối đa sự tác động của các nhân tố khách quan đến chất lượng của sản phẩm.

Chi phí sản xuất hợp lý

Thép mạ kẽm có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với các phương pháp sử dụng lớp phủ để bảo vệ kết cấu bên trong của thép. Sử dụng sản phẩm này sẽ giúp khách hàng tối ưu được hàng loạt các chi phí sửa chữa và bảo trì về sau.

Những hạn chế của sản phẩm thép mạ kẽm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì thép mạ kẽm vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhỏ. Ví dụ như:

  • Ống thép mạ kẽm trong nước của yếu sản xuất từ thép hàn nên độ bền sẽ không cao bằng thép đúc. Nếu muốn đảm bảo độ bền cần lựa chọn hàng nhập khẩu có giá cao hơn.
  • Giá thép mạ kẽm thông thường cũng sẽ cao hơn thép đen bởi có những đặc tính nổi bật và độ bền lớn hơn.
  • Màu sắc thép giới hạn, thường chỉ có màu của kẽm.

Mua thép mạ kẽm ở đâu uy tín?

Nếu khách hàng đang tìm kiếm địa chỉ mua thép mạ kẽm uy tín thì chắc chắn không thể nào bỏ qua Công ty tôn thép Trí Việt – đơn vị chuyên cung cấp và phân phối các mẫu thép mạ kẽm chính hãng. Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôn thép Trí Việt đã từng bước khẳng định được uy tín của mình thông qua hàng loạt các sản phẩm chất lượng cao. 

Thép Trí Việt chuyên cung cấp thép mạ kẽm chính hãng
Thép Trí Việt chuyên cung cấp thép mạ kẽm chính hãng

Mua thép mạ kẽm tại Thép Trí Việt, khách hàng sẽ thường xuyên nhận được những ưu đãi lớn. Cụ thể:

  • Mua hàng lần đầu tiên khách được giảm từ 300 đến 500 đồng cho mỗi kg sản phẩm.
  • Mua hàng từ lần thứ 2 trở đi có thể được giảm tối đa đến 10% cho giá trị đơn hàng.
  • Với những đơn lớn khách hàng sẽ được miễn phí hoàn toàn chi phí vận chuyển đến tận chân công trình. Thép Trí Việt giao hàng toàn khu vực miền Nam nhanh chóng trong ngày.
  • Người giới thiệu và đối tác sẽ nhận được mức hoa hồng cực hợp lý.

Tất cả các sản phẩm sắt thép của chúng tôi đều đến từ những thương hiệu uy tín hàng đầu hiện nay, có giá thành phải chăng, có giấy tờ kiểm định chất lượng đầy đủ. Khi mua hàng, khách hàng sẽ nhận được hợp đồng mua bán cụ thể và những loại giấy tờ cần thiết.

Những thông tin thép mạ kẽm là gì đã được cung cấp đầy đủ. Với phương châm đưa chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, Thép Trí Việt cam kết sẽ giao đến tay khách hàng những sản phẩm tốt nhất với mức giá cạnh nhất vào thời điểm hiện tại. 

Thông tin mua hàng:

CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT

Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM

Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây - Thủ Đức - TPHCM

Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương - Phường 1 - Gò Vấp - TPHCM

Địa chỉ 3: 16F Đường 53 - Phường Tân Phong - Quận 7 - TPHCM

Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông - F Tân Thới Hòa - Q. Tân phú - TPHCM

Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 - Xã Thuận Giao - TP Thuận An - Bình Dương

Hotline mua hàng: 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50

Email: theptriviet@gmail.com

Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn

Những câu hỏi về Thép Cho Người Việt bạn sẽ quan tâm

Mạ kẽm là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Câu hỏi về Thép Cho Người Việt
Mạ kẽm là quá trình phủ một lớp kẽm lên bề mặt của một kim loại khác, thường là thép. Lớp kẽm này đóng vai trò như một lớp bảo vệ, ngăn chặn sự oxi hóa (gỉ sét) của kim loại bên dưới. Nhờ khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, mạ kẽm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là xây dựng, ô tô và điện tử.

Quy trình sản xuất mạ kẽm đạt chuẩn hiện nay gồm những bước nào?

Câu hỏi về Thép Cho Người Việt
Quy trình mạ kẽm thường bao gồm các bước sau: Tiền xử lý: Làm sạch bề mặt kim loại bằng cách tẩy dầu mỡ, tẩy gỉ. Mạ: Ngâm sản phẩm vào bể chứa dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua để các ion kẽm bám vào bề mặt sản phẩm. Kiểm tra và hoàn thiện: Kiểm tra chất lượng lớp mạ, sau đó có thể tiến hành các bước xử lý bề mặt khác như thụ động hóa để tăng cường khả năng chống ăn mòn.

Có những phương pháp mạ kẽm nào?

Câu hỏi về Thép Cho Người Việt
Có hai phương pháp mạ kẽm chính: Mạ kẽm điện phân: Sử dụng dòng điện để tạo ra lớp mạ kẽm. Phương pháp này cho phép kiểm soát độ dày lớp mạ một cách chính xác. Mạ kẽm nhúng nóng: Nhúng sản phẩm vào bể kẽm nóng chảy. Phương pháp này tạo ra lớp mạ dày và bền hơn, nhưng không kiểm soát được độ dày lớp mạ một cách chính xác.

Ưu điểm của mạ kẽm là gì?

Câu hỏi về Thép Cho Người Việt
Chống ăn mòn: Đây là ưu điểm nổi bật nhất của mạ kẽm. Tăng tuổi thọ sản phẩm: Nhờ lớp bảo vệ của kẽm, sản phẩm được mạ kẽm có tuổi thọ cao hơn. Tăng tính thẩm mỹ: Bề mặt mạ kẽm sáng bóng, đẹp mắt. Chi phí hợp lý: So với các phương pháp bảo vệ khác, mạ kẽm có chi phí tương đối thấp.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng lớp mạ kẽm?

Câu hỏi về Thép Cho Người Việt
Chất lượng lớp mạ kẽm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất lượng bề mặt sản phẩm trước khi mạ: Bề mặt phải sạch sẽ, không có dầu mỡ, gỉ sét. Thành phần dung dịch mạ: Nồng độ các chất trong dung dịch mạ phải được kiểm soát chặt chẽ. Mật độ dòng điện: Mật độ dòng điện quá lớn hoặc quá nhỏ đều ảnh hưởng đến chất lượng lớp mạ. Thời gian mạ: Thời gian mạ quyết định độ dày của lớp mạ. Nhiệt độ: Nhiệt độ của dung dịch mạ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất lượng lớp mạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Gọi ngay 3
nút chat tư vấn Zalo
nút chat tư vấn Zalo
091 816 8000 0907 6666 51 0907 6666 50