Lanh tô là gì? Những loại lanh tô sử dụng phổ biến trong xây dựng

Nếu bạn là người làm việc trong ngành xây dựng thì chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với khái niệm lanh tô. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lanh tô là gì? Tại bài viết này, Thép Trí Việt sẽ tổng hợp tất cả các thông tin về chi tiết kiến trúc này.

Lanh tô là gì?

Hiện nay chưa có một khái niệm nào chính xác về lanh tô nhưng theo kinh nghiệm xây dựng đúc kết ra thì có thể hiểu lanh tô là một dầm hay xà ngang được đặt ngang qua các khe hở để làm cửa đi, cửa sổ… trong các công trình nhằm chống đỡ phần tải trọng từ kết cấu bên trên.

Thông thường, chiều rộng của lanh tô bằng chiều rộng của bức tường và bằng các đầu của nó được xây âm vào tường. Tùy thuộc vào khẩu độ, tải trọng cũng như vị trí xây dựng mà lanh tô có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Ngoài ra, lanh tô cũng có thể chịu được tác dụng của lực hoặc không chịu được.

Lanh Tô Là Gì?
Lanh Tô Là Gì?

Đối với lanh tô bổ trụ thì sẽ được xây thêm một phần tường lồi ra phía trước. Phần tường này có vẻ ngoài trông khá giống với các cột áp sát vào tường để giúp tăng thêm độ vững chãi của bức tường của công trình xây dựng. 

Ngoài ra, lanh tô bổ trụ còn giúp tăng thêm khả năng chống chịu của tường trước các tác động của thời tiết cũng như của môi trường bên ngoài như nhiệt độ cao, sức gió, mưa giông bão lũ, trọng lực cũng như tác động từ các loại lực khác.

Các loại lanh tô phổ biến

Nếu xét theo chất liệu thi công thì lanh tô được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại lanh tô sẽ có cấu tạo cũng như có ưu, nhược điểm riêng. Dưới đây sẽ là phân tích chi tiết cụ thể cho từng loại:

Lanh tô gỗ

Trong những năm đầu tiên của xây dựng, gỗ chính là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất. Gỗ được sử dụng trong xây dựng chính là những loại gỗ tốt, 2 đầu quét hắc ín và được chôn sâu vào tường. Ngày nay, chúng được thay thế dần bằng các vật liệu hiện đại và được sản xuất bằng kỹ thuật tiên tiến hơn. Tuy nhiên, giá gỗ loại tốt cũng không hề rẻ nhưng độ bề lại thấp và dễ bị cháy.

Tuy nhiên, lanh tô gỗ vẫn được sử dụng phổ biến tại một số vùng miền núi, những nơi có sẵn tài nguyên rừng nên giá thành gỗ rẻ hơn giúp dễ dàng thực hiện xây dựng một số công trình nhà tạm, nhà có niên hạn sử dụng thấp. Ngoài ra, để gia cố thêm độ chắc chắn cho công trình thì người ta thường kết hợp loại lanh tô này cùng các tấm thép mỏng ở phía trên và dưới được gọi là các tấm lót có rãnh để công trình bền bỉ hơn.

Lanh tô đá

Là loại lanh tô được sử dụng phổ biến ở những khu vực có nhiều đá. Độ dày của chúng chính là yếu tố then chốt quyết định đến thiết kế của lanh tô. Thông thường lanh tô đá chính là 1 tấm đá liền khối có độ dày tối thiểu là 15cm và có thể bắc qua nhịp dài lên đến 2m. Mặc dù đá có khả năng chịu lực, chịu nén tốt nhưng khả năng chịu kéo lại khá yếu nên bạn cần thật cẩn trọng trong việc sử dụng lanh tô đá cho công trình của mình.

Lanh tô gạch

Lanh tô gạch được sử dụng khi độ mở của khoảng trống nhỏ hơn 1m và sử dụng để chịu lực nén là chủ yếu. Độ dày của loại lanh tô này sẽ thay đổi trong khoảng từ 10 – 20cm phụ thuộc vào nhịp và cách xây dựng. Loại lanh tô này có ưu điểm chính là sở hữu độ bền cao, ít tốn cốt thép nhưng lại thi công khá phức tạp, lượng gỗ cũng như cốp pha hỗ trợ dùng nhiều. Ngoài ra, loại hình này rất dễ bị phá hỏng khi nhà xuất hiện tình trạng lún không đều.

Lanh Tô Gạch.
Lanh Tô Gạch.

Ngày nay, lanh tô gạch được chia thành 3 loại như sau:

  • Xây thẳng: là cách xây nghiêng. Lúc này viên gạch ở giữa xây thẳng đứng còn 2 bên sẽ xây nghiêng về 2 phía, mạch nữa thì chạy song song.
  • Xây kiểu cuốn vành lược: phù hợp cho cửa có độ rộng từ 1,5 – 1,8m. Độ cao của cuốn sẽ ở trong khoảng từ 1/2 cho đến 2 hàng gạch.
  • Xây kiểu bán nguyệt: là kiểu xây lanh tô khó nhất và yêu cầu kỹ thuật cao nhất. Bởi gạch lúc này sẽ cuốn theo dạng nửa hình tròn.

Lanh tô gạch cốt thép

Lanh tô gạch cốt thép được xây giống như kiểu xây gạch thông dụng nhưng bắt buộc phía dưới lanh tô cần phải có thanh thép tròn D=6mm hoặc thép bản kích thước 20x1mm. Đầu thép lúc này sẽ được đặt sâu vào bên trong tường ít nhất là từ 1 – 1,5 viên gạch. Khi xây dựng hoàn thiện sẽ dùng vữa xi măng cát để phủ lớp bên ngoài. Lớp vữa này sẽ có mác trên 50 và có độ dày từ 2-3 cm.

Bên cạnh đó, lanh tô gạch cốt thép này chỉ được áp dụng cho những khoảng trống có độ rộng nhỏ hơn 2m cùng kết cấu không chịu ảnh hưởng của lực chất động. Bởi vậy mà loại lanh tô này thường ko chịu lực hoặc khả năng chịu tải trọng rất nhỏ. Đối với trường hợp tải trọng lớn hoặc khoảng trống lớn hơn 2m thì cần phải nghiên cứu kỹ cũng như tính toán sao cho hợp lý để đưa ra biện pháp thi công phù hợp.

Lanh tô thép

Là loại lanh tô thường được sử dụng khi kết cấu yêu cầu tải trọng lớn và khoảng hở rộng. Loại thép sử dụng cho loại lanh tô này sẽ là thép hình, lấy chiều rộng bằng chiều dày của tường. Chiều cao lanh tô sẽ lấy từ 1 – 3 hàng gạch xây. Chiều dài chôn sâu vào tường tối thiểu bằng 1/15 chiều dài của khoảng trống cửa.

Lanh Tô Thép.
Lanh Tô Thép.

Ngày nay, lanh tô thép ngày càng được sử dụng nhiều nhờ sở hữu một số ưu điểm nổi bật như:

  • Lanh tô thép sở hữu đa dạng thiết kế với nhiều hình dáng khác nhau
  • Sở hữu trọng lượng nhẹ
  • Khả năng vượt được khẩu độ lớn
  • Quá trình thi công sửa chữa đơn giản

Lanh tô bê tông cốt thép

Kết cấu lanh tô bê tông cốt thép chắc chắn không còn xa lại với nhiều. Đối với loại lanh tô sẽ được chia thành 2 loại gồm:

Bê tông đổ tại chỗ

  • Thường áp dụng cho trường hợp cửa sổ và cửa đi sở hữu độ cao bằng nhau và nằm cạnh nhau. Lúc này người ta có thể đổ chung 1 lanh tô hoặc đổ bê tông thành giằng tường nhằm tăng sự ổn định và vững chắc cho kết cấu của công trình. Đồng thời, cách làm này còn tránh được trường hợp tường bị nứt, đổ do tình trạng lún không đều.
  • Trường hợp còn lại là khi sử dụng kết hợp lanh tô và ô văng làm 1 thì việc đổ bê tông tại chỗ sẽ giúp tiết kiệm khối lượng công việc để thi công rất hiệu quả.

Bê tông đúc sẵn

Bê tông đúc sẵn là loại được tính toán và đúc sẵn phía ở bên ngoài sau đó mới đưa lên khoảng trống của tường để sử dụng làm lanh tô. Độ rộng của loại lanh tô này sẽ vẫn bằng độ rộng tường xây nhưng độ cao có thể bằng 1 hoặc 2 hàng gạch xây và rất hiếm kho bằng 3 hàng gạch. Độ dài cũng sẽ được cân đối để gác vào 2 bên mỗi bên từ 20 – 60 cm tùy vào độ rộng của khoảng trống cũng như kết cấu bên trên.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp lanh tô là gì cũng như các loại lanh tô phổ biến hiện nay mà Thép Trí Việt tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như lựa chọn cho công trình của mình loại lanh tô phù hợp. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức hay và bổ ích mỗi ngày.

Thông tin mua hàng:

CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT

Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM

Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây - Thủ Đức - TPHCM

Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương - Phường 1 - Gò Vấp - TPHCM

Địa chỉ 3: 16F Đường 53 - Phường Tân Phong - Quận 7 - TPHCM

Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông - F Tân Thới Hòa - Q. Tân phú - TPHCM

Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 - Xã Thuận Giao - TP Thuận An - Bình Dương

Hotline mua hàng: 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50

Email: theptriviet@gmail.com

Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Gọi ngay 3
nút chat tư vấn Zalo
nút chat tư vấn Zalo
091 816 8000 0907 6666 51 0907 6666 50