KCS là gì? Những điều bạn cần biết về KCS?

Ngày nay, KCS là một trong những vị trí không thể thiếu trong các công ty công nghiệp chế biến thực phẩm, linh kiện điện tử và may mặc, xây dựng… Vậy KCS là gì? Hồ sơ KCS là gì? Phòng KCS là gì? Nhân viên KCS làm những nhiệm vụ nào? Hãy cùng Thép Trí Việt tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé!

KCS là gì? 

KCS là từ viết tắt của tên tiếng Anh Knowledge Centered Support dịch ra tiếng Việt có nghĩa là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Giống với nhân viên QC, nhân viên KCS đảm nhận việc kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi được sản xuất ra nhằm đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cũng như tuân thủ quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ của nhà máy. 

KCS là gì?
KCS là gì?

Từ quy trình sản xuất này, doanh nghiệp sẽ dần cải thiện các lỗi sai ở mức tối thiểu và duy trì chất lượng sản phẩm khi mang đến tay khách hàng. Mặt khác, tùy thuộc từng ngành sản xuất sẽ có quá trình kiểm soát chất lượng khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau.

Phòng KCS là gì?

Phòng KCS là bộ phận chuyên phụ trách quy trình kiểm định chất lượng các sản phẩm cho doanh nghiệp. Những thành viên phòng KCS phải đảm bảo các sản phẩm phải được sản xuất theo các yêu cầu kỹ thuật và đúng theo yêu cầu của đơn đặt hàng. Tùy vào yêu cầu của doanh nghiệp cũng như khối lượng công việc khác nhau mà số lượng nhân viên phòng KCS cũng khác nhau.

Vai trò của phòng KCS trong các doanh nghiệp là gì?

Hầu như doanh nghiệp nào cũng đều cần có phòng KCS. Bởi phòng KCS đảm nhận những vai trò quan trọng sau:

  • Phòng KCS sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng đầu ra và đầu vào của sản phẩm
  • Phòng KCS sẽ thống kê và phân tích nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp.
  • Phòng KCS còn phối hợp với nhân viên kế hoạch để có thể phân tích giá, chất lượng của nguyên liệu đầu vào để tối đa hóa được lợi nhuận sản xuất cho doanh nghiệp.
  • Phòng KCS có trách nhiệm đảm bảo cho các nguyên liệu đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Lập biên bản khi phát hiện hành vi vi phạm quy trình sản xuất gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng sản phẩm.
  • Phòng KCS còn có quyền đình chỉ tạm thời việc sử dụng nguyên liệu thô khi sản xuất sử dụng không đúng mục đích.

Nói cách khác, bộ phận KCS trong doanh nghiệp có vai trò cực quan trọng, nó chính là khâu kiểm duyệt cuối cùng để quyết định chất lượng sản phẩm và độ uy tín của doanh nghiệp trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp có được khách hàng đón nhận không, có tạo được niềm tin cho khách hàng hay không chính là nhờ bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. 

Nhân viên thuộc bộ phận KCS gồm những ai?

Dưới đây là những nhân viện thuộc bộ phận KCS:

  • Trưởng phòng KCS: Chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, bổ sung và lập kế hoạch trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
  • Phó phòng KCS: Đảm nhiệm vai trò hỗ trợ cho trưởng phòng để tăng chất lượng kiểm định chất lượng.
  • Chuyên gia KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và kiểm soát hoạt động của các bộ phận.
  • Tổ trưởng KCS: Là người làm việc trực tiếp trong quá trình sản xuất, có trách nhiệm theo dõi và giám sát nhân viên theo nhóm từ 10 đến 20 người.
  • Nhân viên KCS: Là người trực tiếp tham gia vào công việc kiểm định chất lượng sản phẩm trong các quy trình sản xuất.
Nhân viên thuộc bộ phận KCS gồm những ai?
Nhân viên thuộc bộ phận KCS gồm những ai?

Hồ sơ KCS là gì?

Hồ sơ KCS là giấy tờ, thủ tục pháp lý có liên quan tới quản lý chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp. Hồ sơ KCS của doanh nghiệp có những đặc điểm, đặc trưng riêng của chính doanh nghiệp đó.

Hồ sơ KCS bao gồm các hạng mục quản lý, các tiêu chuẩn kỹ thuật, cách thức thực hiện và kết quả đạt được,… Ngoài ra, hồ sơ KCS còn bao gồm cả những việc diễn ra thực tế tại doanh nghiệp mà liên quan tới quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra.

Đặc biệt, hồ sơ KCS giữa các doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như lĩnh vực hoạt động, đặc thù của mỗi ngành nghề, phương thức quản lý, hiệu suất công việc, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm,…

Nhiệm vụ của nhân viên KCS 

Tùy thuộc vào từng vị trí mà có nhân viên KCS sẽ có những yêu cầu công việc khác nhau. Tuy nhiên, yêu cầu thiết yếu của một nhân viên KCS đó chính là tuân thủ quy định chung của ngành nghề để hoàn thành tốt công việc được giao.

Nhiệm vụ của nhân viên KCS 
Nhiệm vụ của nhân viên KCS 

Nhiệm vụ của nhân viên KCS gồm:

  • Phải nắm rõ quy trình sản xuất cũng như nguồn gốc nguyên vật liệu nhập vào.
  • Theo dõi và kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất- nhập của doanh nghiệp.
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi phân phối ra thị trường dựa trên các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đưa ra ban đầu. Ngoài ra, nhân viên KCS còn có trách nhiệm tìm cách giải quyết các sự cố cũng như tìm ra nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp. 
  • Thống kê số lượng và phân tích thông số kỹ thuật của các nguyên vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất.
  • Nhân viên KCS chịu trách nhiệm theo dõi các lô hàng đầu ra đồng thời đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của khách hàng đưa ra.
  • Thực hiện lập biên bản xử phạt với các cá nhân, tập thể khi vi phạm quy trình sản xuất, quy định của công ty gây ảnh hưởng tới chất lượng của hàng hóa.
  • Thực hiện các công việc khác do ban quản trị đề xuất, hoặc thực hiện công việc phát sinh liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra.

Riêng đối với nhân viên KCS làm việc trong lĩnh vực xây dựng thì nhiệm vụ họ cần làm đó là chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, kiểm tra, đánh giá quá trình thi công sao cho đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như đã đề ra trong hợp đồng. Bên cạnh đó, do công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ nên KCS phải là người am hiểu, có kiến thức mới có thể vận hành được hệ thống máy móc và phương tiện chuyên dụng.

KCS trong xây dựng là gì?

Đối với nhân viên KCS trong lĩnh vực xây dựng thì đây là những người chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, thông qua quá trình  kiểm tra, đánh giá thi công để biết được có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra hay không.

KCS trong xây dựng là gì?
KCS trong xây dựng là gì?

Công việc của nhân viên KCS trong xây dựng rất nhiều và yêu cầu độ phức tạp cao, bắt đầu từ việc lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào; tính toán định mức sao phù hợp với mỗi nguyên liệu đó; sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu trong quá trình thi công; đảm bảo các loại máy móc và phương tiện chuyên dụng vận hành trơn tru,…cho đến việc đôn đốc công nhân lắp đặt thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động, thực hiện tốt mọi nghĩa vụ với môi trường và xã hội,…

Nhìn chung, công việc của nhân viên KCS chưa bao giờ là dễ dàng, chính vì vậy mà phải những người có trình độ chuyên môn cao cũng như am hiểu sâu sắc quy trình quản lý chất lượng ngành nghề, tinh thần trách nhiệm cao, nhạy bén linh hoạt trong việc xử lý tình huống phát sinh,… thì mới có thể đảm nhận tốt công việc KCS cực kỳ phức tạp này.

Phía trên là toàn bộ thông tin giải đáp KCS là gì. Hy vọng giúp các bạn hiểu rõ hơn về KCS cũng như phòng KCS là gì, hồ sơ KCS là gì. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ ngay theo số hotline 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50 để được hỗ trợ sớm nhất. 

Thông tin mua hàng:

CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT

Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM

Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây - Thủ Đức - TPHCM

Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương - Phường 1 - Gò Vấp - TPHCM

Địa chỉ 3: 16F Đường 53 - Phường Tân Phong - Quận 7 - TPHCM

Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông - F Tân Thới Hòa - Q. Tân phú - TPHCM

Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 - Xã Thuận Giao - TP Thuận An - Bình Dương

Hotline mua hàng: 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50

Email: theptriviet@gmail.com

Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Gọi ngay 3
nút chat tư vấn Zalo
nút chat tư vấn Zalo
091 816 8000 0907 6666 51 0907 6666 50