Khi nghe đến giá thành, có lẽ ai cũng mường tượng ra một khái niệm đó là một mức giá đưa ra trên thị trường của một thành phẩm nào đó. Tuy nhiên, để hiểu rõ một cách thấu đáo thì có lẽ ai cũng mơ hồ. Bạn có từng hiểu rõ về giá thành là gì hay không? Giá thành có thể phân loại như thế nào? Và một số các phương pháp cụ thể để tính giá thành.
Vậy giá thành là gì và cần có những yếu tố cụ thể tác động và biến đổi giá thành của các sản phẩm trên thị trường hiện nay. Trước khi đưa ra thị trường một sản phẩm, các doanh nghiệp hay các công ty phải tính đoạn được giá thành sản phẩm để xác định phương pháp bán cho phù hợp nhất. Mời bạn cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này với Thép Trí Việt.
Khái niệm về giá thành là gì?
Giá thành là số tiền, giá trị được đặt ra cho sản phẩm và hàng hóa nào đó. Giá thành được đặt ra sau khi được tính toán kỹ lưỡng về toàn bộ mức hao phí, các chi phí lao động, các nguyên vật liệu trong toàn bộ quá trình sản xuất.
Những điều này có sự liên quan tới khối lượng các sản phẩm được hoàn thiện. Giá thành sẽ được chia làm hai loại chính đó là: giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. Nếu chia theo thời điểm và các nguồn số liệu sẽ bao gồm có: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và cả giá thành thực tế.
Bản chất chính của giá thành sản phẩm sẽ được chia ra như sau.
- Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp: được biểu hiện chi phí cá biệt để doanh nghiệp có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Chi phí sản xuất sản phẩm và giá thành sản phẩm đều có sự giống nhau và khác nhau.
Chi phí sản xuất hợp thành là một trong các yếu tố tạo nên giá thành của sản phẩm. Tuy nhiên không phải toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ sẽ được tính là giá thành của sản phẩm.
Ngoài ra, giá thành để sản xuất sản phẩm cũng được cấu tạo bởi 3 khoản mục dưới đây:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là khoản chi ví NVL cấu tạo nên những dịch vụ và thành phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí dùng để trả tiền công cho những công nhân viên trực tiếp tham gia vào cả quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Là khoản chi phí chung và liên quan trực tiếp đến tất cả công việc góp phần tạo ra sản phẩm đó (chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền điện nước, chi phí nhân viên quản lý bộ phận, phân xưởng…)
Cách phân loại giá thành của thành phẩm
Giá thành được phân chia ra thành 3 loại bao gồm: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành của sản phẩm được tính trên các loại cơ sở chi phí sản xuất và theo kế hoạch cùng sản lượng kế hoạch đưa ra.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính dựa theo cơ sở số liệu phi thực tế. Được phát sinh tổng hợp trong kỳ và theo sản lượng sản phẩm được sản xuất trong kỳ.
- Giá thành định mức: Là mức giá tính trên cơ sở các định mức hiện hành của các khoản chi phí trong từng thời điểm khác nhau. Theo từng kỳ kế hoạch nên giá thành định mức thường sẽ thay đổi phù hợp theo sự thay đổi của các định mức này trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm. Bằng cách so sánh giá thành định mức với giá thành thực tế, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát được việc sử dụng các khoản chi phí sản xuất hiện có. Xem xét có đang không hợp lý hay không, để từ đó đưa ra kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
Các phương pháp để tính giá thành
Vì có sự khác biệt giữa các đối tượng kế toán chi phí sản xuất và giá thành có sự phân biệt kế giữa hai phương pháp đó là phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành theo sản phẩm Các phương pháp tính giá thành sẽ có những phương pháp cơ bản như sau:
Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp được áp dụng trong các doanh nghiệp với mô hình sản xuất đơn giản, số lượng hàng hóa ít hoặc sản xuất khối lượng tuy lớn nhưng chu kỳ sẽ ngắn hơn như các doanh nghiệp khai thác, nhà máy điện, nhà máy nước,…
Bên cạnh đó, phương pháp còn được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất theo khối lượng lớn, ít sản phẩm. Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng hạch toán và nhược điểm chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất số lượng ít.
Phương pháp hệ số
Phương pháp này sẽ được áp dụng đối với các doanh nghiệp trong cùng quá trình sản xuất và sử dụng cùng nguyên liệu và một lượng lao động cụ thể. Tuy nhiên sẽ thu được các sản phẩm khác nhau và chi phí phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Ưu điểm là tính được nhiều loại sản phẩm trong một quy trình. Nhược điểm là khó lựa chọn về loại sản phẩm chính.
Phương pháp tỷ lệ ( định mức)
Phương pháp thường được sử dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau về quy cách, phẩm chất như dệt kim, đóng giày, cơ khí,…Mục đích là giảm khối lượng hạch toán. Ưu điểm là có thể phát hiện những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh nhanh chóng hoặc các đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi,…Tuy nhiên về nhược điểm đó là mỗi thắng bắt buộc phải tính được giá thành định mức các loại sản phẩm dựa trên cơ sở định mức.
Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Phương pháp này có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp trong cùng quá trình sản xuất. Ưu điểm là dễ dàng đối chiếu và theo dõi hạch toán. Tuy nhiên nó có nhược điểm là doanh nghiệp cần phải đầu tư và máy móc để sản xuất các sản phẩm phụ.
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Áp dụng phương pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Ưu điểm của phương pháp này là linh hoạt và không có sự phân biệt xưởng. Chỉ thực hiện đúng theo các đơn hàng và tính được lợi nhuận theo từng đơn.
Nhược điểm chưa có sự thống nhất, còn rời rạc, sẽ gặp khó khăn nếu đơn vị yêu cầu được báo trước về giá hoặc nhận được nhiều đơn gây khó khăn trong việc sản xuất và phân bổ.
Phương pháp phân bước
Phương pháp được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất khá phức tạp. Ưu điểm của phương pháp phân bước là công đoạn diễn ra liên kết và chặt chẽ với nhau, có chuẩn bị kế hoạch cụ thể. Nhược điểm là nhiều về công đoạn và phức tạp về cách tính toán.
Thép Trí Việt – Cam kết giá thành cạnh tranh nhất thị trường
Hiện nay, Thép Trí Việt là một nhà cung cấp sắt thép lớn và uy tín trên thị trường với đa dạng các loại tôn, sắt thép khác nhau. Khách hàng sẽ được tư vấn đầy đủ, cụ thể về giá cả sản phẩm và được hỗ trợ giao hàng tận nơi.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình và nhiều kinh nghiệm, chúng tôi luôn nổ lực từng ngày để có thể mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng. Đúng với uy tín và mức giá ổn định đề ra. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến giá thép tốt nhất thị trường hiện nay. Khách hàng sẽ được chiết khấu từ 300-500 đồng/kg khi mua tôn thép với số lượng lớn và giảm mạnh 10% khi mua đơn hàng tiếp theo. Ngoài ra, đối với những khách hàng thân thiết hoặc giới thiệu đơn hàng mới, chúng tôi cũng luôn có chính sách ưu đãi hay hoa hồng để tri ân.
Bài viết trên đã đề cập cụ thể về chủ đề giá thành là gì và những thông tin liên quan đến giá thành. Hãy liên hệ ngay hotline 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50 Thép Trí Việt để được cung cấp giá thành sản phẩm nguyên vật liệu xây dựng ưu đãi nhất.
Thông tin mua hàng:
CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT
Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM
Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây - Thủ Đức - TPHCM
Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương - Phường 1 - Gò Vấp - TPHCM
Địa chỉ 3: 16F Đường 53 - Phường Tân Phong - Quận 7 - TPHCM
Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông - F Tân Thới Hòa - Q. Tân phú - TPHCM
Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 - Xã Thuận Giao - TP Thuận An - Bình Dương
Hotline mua hàng: 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50
Email: theptriviet@gmail.com
Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn