Dung sai là gì? Những điều bạn nên biết về dung sai?

Hiện nay, nhiều người đã từng nghe qua dung sai nhưng không phải ai cũng biết dung sai là gì? Các loại dung sai hiện nay gồm những loại nào? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Thép Trí Việt tìm hiểu trong bài viết Dung sai là gì? Những điều bạn nên biết về dung sai?ngày hôm nay.

Dung sai là gì?

Đầu tiên để biết được dung sai là gì chúng ta sẽ đi sơ qua khái niệm về kích thước. Kích thước là giá trị bằng số của các đại lượng đo chiều dài bao gồm bán kính, chiều rộng, chiều dài,…theo đơn vị đo được lựa chọn. 

Trong gia công cơ khí chính xác, dung sai thường được dùng với đơn vị là milimet(mm) và được quy ước thống nhất trên bản vẽ kỹ thuật thay vì phải ghi chữ “mm”. Hoặc sử dụng đơn vị nhỏ hơn nữa là micromet (viết tắt là µm).

Dung Sai Là Gì?
Dung Sai Là Gì?

Tóm lại, dung sai là khoảng sai số cho phép của kích thước và được tính bằng hiệu số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất hoặc sai lệch trên và sai lệch dưới.

Công thức tính dung sai

Sai lệch giới hạn trên là sai lệch có độ lớn nhất nằm trên max

Sai lệch giới hạn dưới là sai lệch có độ lớn nằm ở dưới min

Ký hiệu của dung sai là T (Tolerance)

Công thức tính dung sai (công thức tính sai lệch giới hạn):

Dung sai đo trục : Td = dmax – dmin hoặc Td = es – ei

Dung sai đo lỗ : TD = Dmax – Dmin hoặc TD = ES – EI

Trong đó:

  • Dmax,dmax là kích thước giới hạn lớn nhất của lỗ và trục.
  • Dmin, dmin là kích thước giới hạn nhỏ nhất của lỗ và trục.

Nhìn chung, giá trị của dung sai phụ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm tuy nhiên dung sai luôn có giá trị dương. Độ sai lệch về dung sai càng nhỏ thì độ chính xác càng cao cũng như độ khớp giữa sản phẩm lắp ghép càng cao. 

Ngược lại khi độ dung sai càng lớn thì độ ăn khớp càng giảm nhưng vẫn phải đảm bảo độ khớp giữa các chi tiết với nhau. Chính vì vậy có thể kết luận rằng dung sai đặc trưng cho biên độ chính xác của kích thước trên bản vẽ hoặc trên thiết kế

Những lưu ý nên biết về dung sai

Trên bản vẽ chi tiết người thiết kế sẽ ghi kích thước danh nghĩa, sau đó sẽ ghi kích thước dung sai phía sau, đối với sai lệch giới hạn trên ghi bên trên còn sai lệch giới hạn dưới ghi phía dưới. 

Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý đối với các sản phẩm đặc biệt là các kim loại có độ giãn nở rất nhạy bén với nhiệt độ như Sắt, Thép, Gang, Inox,… Nên quá trình đo đạc và kiểm soát kích thước sản phẩm trong phạm vi dung sai cho phép phải ở nhiệt độ tiêu chuẩn. Bởi đối với lĩnh vực gia công cơ khí chính xác thì độ sai số là rất nhỏ nên không thể nhìn bằng mắt thường mà phải dùng dụng cụ và thiết bị đo. 

Chính vì vậy mà trong quá trình gia công, người thợ sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình thông qua vật liệu cũng như thông qua nhiệt độ môi trường để phán đoán về kích thước bộ phận được gia công.

Những Lưu Ý Nên Biết Về Dung Sai
Những Lưu Ý Nên Biết Về Dung Sai

Bên cạnh đó, dung sai còn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chi tiết đó có đạt yêu cầu chất lượng hay không. Điều này chứng tỏ rằng đây là khoảng sai số được cho phép khi tiến hành gia công một sản phẩm bất kỳ nào đó. Ngược lại, khi kích thước đo được của sản phẩm vượt quá dung sai cho phép thì sản phẩm chưa đạt yêu cầu về chất lượng.

Ngoài ra, dung sai bao nhiêu là được phép thì nó tùy thuộc vào yêu cầu từ bản vẽ hoặc từ bên yêu cầu làm sản phẩm. Dung sai cho phép lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào yếu tố cố định, bởi vậy mà khi gia công hoặc làm sản phẩm bạn cần lưu ý phần dung sai này để dễ dàng kiểm tra sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.

Các dụng cụ đo dung sai

Ngày nay, người ta đã sáng tạo ra nhiều dụng cụ đo dung sai khác nhau để người dùng có thể dễ dàng thực hành đo đạc:

Thước lá

Thước là dụng cụ đo dung sai khá quen thuộc với tất cả mọi người. Đối với thước lá dùng trong gia công cơ khí sẽ được làm từ vật liệu nhôm, nhẹ không gỉ và ít co dãn. Thước lá có độ chính xác dao động khoảng ±0,5.

Thước cặp

Thước cặp hay còn được gọi là thước kẹp là dụng cụ dùng để đo đường kính trong và đường kính ngoài của vật thể với độ chính xác cao nhưng người dùng chỉ cần thực hiện những thao tác cực kỳ đơn giản.

Thước cặp có cấu tạo gồm hai hàm trên, dưới và một núm giữ nhỏ trên thước để người sử dụng dễ dàng khóa vị trí thước và đọc kết quả đo một cách dễ dàng hơn. Một thước cặp cơ học sẽ bao gồm một thang chia độ chính tính bằng milimet hoặc inch cùng với một thước chia độ trượt được gắn vào hàm di chuyển.

Kích thước cuối cùng sẽ được tính theo công thức:

S = Kết quả thang đo chính + (Tỷ lệ thang Vernier x tỷ lệ sai số của thước)

Tuy là dụng cụ đo đơn giản nhưng lại phụ thuộc lớn vào kỹ năng cũng như thị lực của người đo.

Các Dụng Cụ Đo Dung Sai
Các Dụng Cụ Đo Dung Sai

Panme

Panme là một trong những dụng cụ đo có độ chính xác cao, dụng cụ này thường được dùng để đo các chi tiết nhỏ, với thao tác sử dụng rất đơn giản.

Thước panme bao gồm các phần chính sau:

  • Khung hình chữ U
  • Ống lót
  • Du xích
  • Núm vặn

Cách sử dụng panme: Xoay núm ngược chiều kim đồng hồ để hai đầu đo vào vật đo thì núm phát ra tiếng “cạch”. Khi đó kết quả đo sẽ được hiển thị trên ống và hiển thị trên thước phụ. Số đo cuối cùng sẽ được tính theo công thức sau:

Kết quả thực tế = Kết quả đo được trên ống lót + (Kết quả thước phụ x Tỷ lệ sai )

Hiện nay, panme được chia thành panme điện tử, panme cơ khí,….Riêng panme điện tử thường được người dùng lựa chọn bởi mang lại kết quả đo hiển thị trên màn hình LCD cực kỳ tiện lợi. Đặc biệt, khi hết pin người dùng vẫn có thể đo được như panme cơ khí.

Đồng hồ so

Đồng hồ so là dụng cụ được dùng để đo độ phẳng, độ thẳng, độ đảo hướng kính của mặt trong, và độ đảo mặt đầu.

Đồng hồ so được thiết kế rất thuận tiện bởi người dùng có thể cầm tay, nhỏ gọn nên dễ dàng trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, dụng cụ này có thao tác sử dụng dễ dàng, bạn chỉ cần đặt đồng hồ đo phù hợp cũng như thanh đo được đặt vuông góc với bề mặt đo là được.

Ngoài ra, hiện nay còn rất nhiều các dụng cụ và thiết bị đo khác dùng để đo đạc dung sai khác phải kể đến như: máy đo đúng sai, bàn máp, Pin,…

Những loại dung sai lắp ghép hiện nay

Dung sai lắp ghép được chia làm 2 loại:

Dung sai lắp ghép then

Dung sai lắp ghép then là loại được sử dụng rất phổ biến để cố định các chi tiết trên trục như bánh đai, tay quay, bánh răng,… Bên cạnh đó, dung sai lắp ghép then còn có chức năng truyền mômen xoắn hoặc dẫn hướng chính xác khi các chi tiết cần di trượt trên trục dọc. 

Hiện nay, dung sai then có 2 loại phổ biến gồm then bằng và then bán nguyệt phù hợp với quy định TCVN 4216 ÷ 4218-86.

Dung sai lắp ghép then hoa

Đối với những chi tiết không thể sử dụng dung sai lắp ghép then thì người ta sẽ dùng dung sai lắp ghép then hoa. Dưới đây là một vài khái niệm khi tính dung sai lắp ghép then hoa nhé nhé:

Mối ghép chi tiết

Là loại mối ghép được tạo ra nhờ sự phối hợp của hai hay nhiều chi tiết theo cách cố định hay di động.

Ví dụ:

  • Đai ốc vặn vào bu lông sẽ tạo thành một mối ghép bắt chặt.
  • Piston và xéc măng(ring) sẽ được lắp trong xilanh động cơ để tạo thành mối ghép có tác dụng nén khí-> gây nổ-> tạo lực. 

Nhìn chung, một mối ghép bao giờ cũng có chung một kích thước danh nghĩa cho cả hai chi tiết lắp ghép sẽ được gọi là kích thước danh nghĩa của lắp ghép.

Kích thước danh nghĩa là gì?

Kích thước danh nghĩa chính là kích thước được xác định dựa vào các chức năng của chi tiết, sau đó chọn cho đúng với trị số gần nhất của kích thước có trong bảng tiêu chuẩn. 

Ví dụ: Bạn xác định được kích thước của chi tiết này là 43.765mm, đối chiếu với bản tiêu chuẩn chọn kích thước là 44mm thì kích thước 44mm chính là kích thước danh nghĩa của chi tiết đó.

Ngoài ra, kích thước danh nghĩa còn được dùng để xác định tính sai lệch và các kích thước giới hạn của chi tiết. 

Ký hiệu kích thước danh nghĩa: 

  • Đối với chi tiết trục: dN 
  • Đối với chi tiết lỗ: DN
Những Loại Dung Sai Lắp Ghép Hiện Nay
Những Loại Dung Sai Lắp Ghép Hiện Nay

Kích thước thực là gì?

Kích thước thực là kích thước lấy được từ kết quả đo trực tiếp trên chi tiết. Khi đó, dụng cụ đo sẽ quyết định sai số của kích thước thực. 

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng xác định được kích thước một cách chính xác như vậy, nên chúng ta được phép quan niệm rằng kích thước thực là kích thước được xác định trong phạm vi sai số cho phép. 

Ký hiệu của kích thước thực:

  • Đối với chi tiết trục: dth
  • Đối với chi tiết lỗ: Dth

Bên cạnh đó, khi gia công chi tiết không phải lúc nào thành phẩm cũng hoàn hảo đúng chuẩn theo kích thước của kích thước danh nghĩa mà sự sai lệch giữa kích thước thực và kích thước danh nghĩa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ chính xác của máy, dụng cụ đo kiểm, dao gia công, trình độ tay nghề của người thợ, điều kiện, nhiệt độ thời tiết,… 

Không chỉ vậy, miền sai lệch cho phép lại còn phụ thuộc vào mức độ chính xác yêu cầu và tính chất lắp ghép của các chi tiết. 

Kích thước giới hạn

Kích thước giới hạn gồm có kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn bé nhất.

Đối với kích thước giới hạn lớn nhất: Đây là kích thước lớn nhất được cho phép của chi tiết khi chế tạo mà kích thước thực phải nhỏ hơn hoặc bằng với nó.

Ký hiệu: 

  • Đối với chi tiết trục: dmax
  • Đối với chi tiết lỗ: Dmax

Đối với kích thước giới hạn nhỏ nhất: Đây là kích thước nhỏ nhất trong phạm vi cho phép của chi tiết khi chế tạo mà lúc này kích thước thực phải lớn hơn hoặc bằng với nó. 

Ký hiệu: 

  • Đối với chi tiết trục: dmin 
  • Đối với chi tiết lỗ: Dmin 

Sai lệch giới hạn

Sai lệch giới hạn gồm sai lệch giới hạn trên và sai lệch giới hạn dưới:

Sai lệch giới hạn trên: là hiệu của kích thước giới hạn lớn nhất trừ đi kích thước danh nghĩa. 

Ký hiệu: 

  • Đối với chi tiết trục: es 
  • Đối với chi tiết lỗ: ES

Sai lệch giới hạn dưới: là hiệu kích thước giới hạn nhỏ nhất vớ kích thước danh nghĩa.

Ký hiệu: 

  • Đối với chi tiết trục: ei 
  • Đối với chi tiết lỗ: EI

Công thức tính dung sai

Để có thể tính dung sai dễ dàng khi đo đạc, bạn có thể áp dụng các công thức sau:

  • Đối với chi tiết trục:  Td(chi tiết trục) = dmax – dmin = es- ei 
  • Đối với chi tiết lỗ: TD(chi tiết lỗ) = Dmax – Dmin = ES -EI

Lưu ý, do dung sai là một giá trị thực nên giá trị của dung sai luôn luôn dương nghĩa là T>0. Bên cạnh đó, do dung sai được quy định bằng giá trị dung sai nên phải căn cứ vào quá trình làm việc hay chế độ lắp ghép của các cơ cấu như sau:

  • Trường hợp chỉ số dung sai lớn thì độ chính xác chi tiết thấp. 
  • Trường hợp chỉ số dung sai nhỏ thì độ chính xác chi tiết cao.

Chính vì vậy, trong gia công cơ khí, khi sản xuất bằng phương pháp tiện CNC, hay gia công phay CNC, … dù đã lập trình bằng máy móc nhưng vai trò của con người trong điều chỉnh kiểm soát hoạt động của máy rất quan trọng để tránh sản xuất ra nhiều hàng lỗi, hỏng, vượt quá dung sai cho phép.

Trên đây là thông tin giải đáp dung sai là gì? Cũng như các dụng cụ đo dung sai phổ biến mà Thép Trí Việt đã giúp bạn tìm hiểu. Hy vọng có thể giải đáp những thắc mắc của bạn. Nếu thấy thông tin hay và bổ ích, bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân của mình cùng biết nhé!

Thông tin mua hàng:

CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT

Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM

Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây - Thủ Đức - TPHCM

Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương - Phường 1 - Gò Vấp - TPHCM

Địa chỉ 3: 16F Đường 53 - Phường Tân Phong - Quận 7 - TPHCM

Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông - F Tân Thới Hòa - Q. Tân phú - TPHCM

Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 - Xã Thuận Giao - TP Thuận An - Bình Dương

Hotline mua hàng: 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50

Email: theptriviet@gmail.com

Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn

Những câu hỏi về Thép Cho Người Việt bạn sẽ quan tâm

Dung sai là gì?

Câu Hỏi Về Thép Cho Người Việt
Dung sai là một khoảng biến thiên cho phép của một kích thước hoặc đặc tính nào đó, so với một giá trị lý tưởng hoặc danh nghĩa. Nói cách khác, dung sai xác định giới hạn trên và dưới mà một sản phẩm hoặc bộ phận có thể chấp nhận được mà vẫn đảm bảo chức năng của nó.

Tại sao dung sai lại quan trọng?

Câu Hỏi Về Thép Cho Người Việt
Dung sai đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo: Sự phù hợp: Các bộ phận có thể lắp ghép với nhau một cách chính xác. Chức năng: Sản phẩm hoạt động đúng như thiết kế. Chất lượng: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tiết kiệm: Tránh lãng phí vật liệu và thời gian do lỗi sản xuất.

Có những loại dung sai nào?

Câu Hỏi Về Thép Cho Người Việt
Có nhiều loại dung sai khác nhau, tùy thuộc vào ứng dụng và tiêu chuẩn. Một số loại dung sai phổ biến bao gồm: Dung sai kích thước: Áp dụng cho các kích thước tuyến tính như chiều dài, đường kính. Dung sai hình dạng: Liên quan đến độ lệch hình dạng của một chi tiết so với hình dạng lý tưởng. Dung sai vị trí: Xác định độ lệch vị trí tương đối giữa các chi tiết. Dung sai bề mặt: Mô tả chất lượng bề mặt của một chi tiết.

Dung sai được xác định như thế nào?

Câu Hỏi Về Thép Cho Người Việt
Dung sai thường được xác định dựa trên: Bản vẽ kỹ thuật: Bản vẽ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về kích thước và dung sai cho từng chi tiết. Tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, ASME cung cấp các quy định về dung sai. Yêu cầu của khách hàng: Dung sai có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

Ứng dụng của dung sai trong thực tế?

Câu Hỏi Về Thép Cho Người Việt
Dung sai được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như: Sản xuất: Đảm bảo các bộ phận máy móc, thiết bị có thể lắp ráp và hoạt động chính xác. Xây dựng: Kiểm soát kích thước và hình dạng của các cấu kiện xây dựng. Điện tử: Đảm bảo các linh kiện điện tử có thể kết nối với nhau. Ô tô: Kiểm soát kích thước và độ chính xác của các bộ phận ô tô.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Gọi ngay 3
nút chat tư vấn Zalo
nút chat tư vấn Zalo
091 816 8000 0907 6666 51 0907 6666 50