Thông tin hướng dẫn cách tính trọng lượng thép tròn mới nhất

Ngày nay, thép tròn có ứng dụng vô cùng quan trọng trong đời sống con người nhờ ngoài được sử dụng làm vật liệu xây dựng, thép tròn còn ứng dụng đa dạng trong trong ngành cơ khí như: Chết tạo khuôn mẫu, bộ phận chuyển động, chi tiết máy,… Do đó, trọng lượng thép tròn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người để tính toán các chi phí xây dựng sao cho chuẩn nhất. Để biết cách tính trọng lượng thép tròn nhanh nhất, mời các bạn cùng Thép Trí Việt tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây!

Thép tròn là gì?

Thép tròn là một loại sản phẩm thép có dạng hình tròn, được sản xuất thông qua quá trình kéo dài và cán nóng. Sản phẩm thép tròn có độ dày đồng đều xung quanh toàn bộ trục hình tròn, có đường kính và chiều dài khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Thép tròn đặc thường được sử dụng trong các ngành như chế tạo máy, xây dựng, sản xuất ô tô, đóng tàu, cơ khí chính xác, đóng khuôn mẫu và nhiều ứng dụng khác. Các đặc tính chịu lực, độ bền của thép tròn đặc thường được đánh giá cao trong các ứng dụng công nghiệp. 

Thép tròn là gì?
Thép tròn là gì?

Ngày nay, thép tròn đặc được Việt Nam nhập khẩu từ các nước như: Hàn Quốc , EU, Nhật Bản, Đài Loan , Ấn Độ,các nước Châu Âu, Malaysia, Trung Quốc, …

Các loại thép tròn phổ biến hiện nay

Để biết cách tính trọng lượng thép tròn bạn thì bạn cần biết được thép tròn có bao nhiêu loại. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng của khách hàng, các thương hiệu sản xuất sắt thép xây dựng đã cho ra đời các loại thép tròn phổ biến sau:

Thép tròn cuộn

Thép tròn cuộn là loại thép dạng dây hay còn được gọi với tên gọi khác là thép cuộn xây dựng. Loại thép này có bề mặt trơn nhẵn và thường có gân. Thép tròn cuộn có đường kính gồm: Ø6 mm, Ø8 mm, Ø10 mm

Hiện nay, thép tròn cuộn có trọng lượng dao động từ từ khoảng 200kg/cuộn cho đến 459 kg/cuộn tùy theo từng đường kính Ø thép. Đặc biệt, trọng lượng cuộn thép tròn có thể lên tới 1.300 kg/cuộn nếu khách hàng đặt riêng cho nhà sản xuất.

Thép tròn cuộn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng, cơ khí và chế tạo máy móc.

Thép ống tròn

Thép ống tròn là loại thép ống có cấu trúc ruột rỗng bên trong, thành ống mỏng, trọng lượng thép ống tròn khá nhẹ, độ bền, độ cứng cao, có thể dễ dàng sơn, xi, mạ,…trên bề mặt giúp tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho ống thép.

Độ dày thành ống thép tròn dao động từ 0,7 – 6,35 mm, đường kính ống tròn từ 12,7mm đến 219,1 mm

Thép ống tròn thường được sử dụng để chế tạo các kết cấu như cầu đường, nhà xưởng, thiết bị dẫn dòng chảy, các bộ phận máy móc, ống dẫn dầu và khí, v.v. Ngoài ra, thép ống tròn còn có thể được sử dụng trong ngành xây dựng và công trình gia đình để làm các đường ống dẫn nước hoặc hệ thống thông gió.

Thép ống tròn
Thép ống tròn

Hiện nay, thép ống tròn có 2 dạng chính là: thép ống tròn đen và thép ống tròn mạ kẽm. Cụ thể gồm:

  • Thép ống tròn đen là loại thép ống được sản xuất từ thép có màu đen, không được tráng bạc hoặc mạ để ngăn chặn oxy hóa và giảm sự ăn mòn. Loại thép này thường được sử dụng trong việc xây dựng, cơ khí, đóng tàu và các ngành công nghiệp khác.
  • Thép ống tròn mạ kẽm là loại ống thép được phủ lớp mạ kẽm bên ngoài để ngăn ngừa sự ăn mòn và giúp tăng độ bền cho ống thép. Nó được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp và xây dựng như đường ống dẫn nước, khung kẽm, mạch điện, tủ điện, cột đèn, tay vịn cầu thang và các hệ thống ống dẫn khác.

Trong hai loại thép ống tròn này thì ống thép tròn mạ kẽm có khả năng chống han gỉ, ăn mòn tốt hơn vì vậy mà giá thành từ đó cũng đắt hơn.

Thép thanh tròn trơn và thép thanh vằn

Thép thanh tròn trơn, thép thanh vằn còn được gọi với cái tên khác là thép cây xây dựng. Đây là hai loại thép được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Thép thanh tròn trơn

  • Đường kính thông dụng dao động từ: phi 14 đến phi 50
  • Chiều dài thông dụng: 6m, 8,6 m và 12m tùy đường kính thép ( tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà có thể cắt chiều dài khác nhau)
  • Quy cách đóng gói: Đóng theo bó, trọng lượng dao động từ 1,6 tấn/bó trở lên.

Thép tròn trơn thường được sử dụng trong các ứng dụng cơ khí như sản xuất cơ khí chính xác, đóng khuôn hoặc gia công cơ khí, chế tạo các chi tiết máy, trục, bánh răng, chuyển động …vv. Thép tròn trơn có độ bền và độ cứng cao, dễ dàng xử lý và có khả năng chịu đựng mài mòn tốt.

Thép tròn trơn
Thép tròn trơn

Thép tròn vằn ( thép thanh vằn )

Thép tròn vằn hay còn thường được gọi với cái tên quen thuộc là thép thanh vằn. Đây là loại thép cốt bê tông. Bề mặt bên ngoài thép thường có gân, đường kính thép dao động từ 10mm đến 40mm ở dạng thanh (cây), chiều dài cây từ 11,7m hoặc có thể cắt theo yêu cầu của khách hàng.

Hiện nay, thép thanh vằn được đóng bó với trọng lượng tối đa 5 tấn mỗi bó và được bó ít nhất bằng 3 dây thép hoặc đai. Thép thanh vằn được ứng dụng nơi cần cấu trúc chắc chắn và an toàn, như trong xây dựng, sản xuất máy móc, đóng tàu, và nhiều ngành công nghiệp khác.

Cách tính trọng lượng thép tròn

Cách tính trọng lượng thép tròn cuộn

m= (7850*L*3.14*d²)/4

Trong đó: 

  • m: là trọng lượng thép (kg)
  • 7850: là khối lượng riêng của thép (kg/m3)
  • L: là chiều dài của cây thép (m)
  • 3.14: số pi
  • d: đường kính thép (cụ thể như đường kính phi 6, phi 8, phi 10, phi 12 tương ứng d sẽ bằng: 0,006 0,008, 0.01m, 0,012)

Bảng tra trọng lượng thép tròn cuộn

Đường kính danh nghĩa (mm) Thiết diện danh nghĩa (mm2) Trọng lượng (Kg/m)
5.5 23.76 0.187
6 28.27 0.222
6.5 33.18 0.26
7 38.48 0.302
7.5 44.19 0.347
8 50.27 0.395
8.5 56.75 0.445
9 63.62 0.499
9.5 70.88 0.557
10 78.54 0.617
10.5 86.59 0.68
11 95.03 0.746
11.5 103.9 0.816
12 113.1 0.888
12.5 122.7 0.962
13 132.7 1.04
14 153.9 1.21
15 176.7 1.39
16 201.1 1.58

Cách tính trọng lượng thép tròn rỗng

Cách tính trọng lượng thép tròn rỗng như sau:

M = 0.003141 * T(mm) * [O.D(mm) – T(mm)] * Tỷ trọng(g/cm³) x L(mm)

Trong đó:

  • M: là trọng lượng thép tròn (Kg)
  • T : là độ dày (mm) ; 
  • W : là chiều rộng (mm) ; 
  • L : là chiều dài ống (mm)
  • A : là cạnh (mm) ; A1 : là cạnh 1mm) ; A2 : là cạnh 2 (mm)
  • I.D : là đường kính trong (mm);
  • O.D : là đường kính ngoài (mm)

Bảng tra trọng lượng thép ống tròn:

Bảng trọng lượng thép ống đường kính ngoài OD 17.3 mm:

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Đơn lượng (Kg)
17.3 1.2 0.476
1.4 0.549
1.5 0.584
1.8 0.688

Bảng trọng lượng thép ống đường kính ngoài OD  19.1 mm:

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
19.1 1.2 0.530
1.4 0.611
1.5 0.651
1.8 0.768
2.0 0.843

Bảng trọng lượng thép ống đường kính ngoài OD 21.4 mm:

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
21.4 1.2 0.598
1.4 0.690
1.5 0.736
1.8 0.870
2.0 0.957
2.3 1.083
2.5 1.165

Bảng trọng lượng thép ống đường kính ngoài OD 22.2 mm:

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
22.2 1.2 0.621
1.4 0.718
1.5 0.766
1.8 0.906
2.0 0.996
2.3 1.129
2.5 1.215

Trọng lượng thép ống đường kính ngoài OD 25.4 mm:

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
25.4 1.2 0.716
1.4 0.829
1.5 0.884
1.8 1.048
2.0 1.154
2.3 1.310
2.5 1.412

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài OD 26.5 mm:

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
26.5 1.2 0.749
1.4 0.867
1.5 0.925
1.8 1.096
2.0 1.208
2.3 1.373
2.5 1.480

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài OD 31.8 mm:

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
31.8 1.2 0.906
1.4 1.050
1.5 1.121
1.8 1.332
2.0 1.470
2.3 1.673
2.5 1.806
2.8 2.002
3.0 2.131
3.2 2.257
3.5 2.443

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài OD 33.5 mm:

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Đơn Trọng (Kg)
33.5 1.2 0.956
1.4 1.108
1.5 1.184
1.8 1.407
2.0 1.554
2.3 1.770
2.5 1.911
2.8 2.120
3.0 2.256
3.2 2.391
3.5 2.589

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài OD 38.1 mm:

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Đơn Trọng (Kg)
38.1 1.2 1.092
1.4 1.267
1.5 1.354
1.8 1.611
2.0 1.780
2.3 2.031
2.5 2.195
2.8 2.437
3.0 2.597
3.2 2.754
3.5 2.986

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài OD 41.0 mm:

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
41.0 1.2 1.178
1.4 1.367
1.5 1.461
1.8 1.740
2.0 1.923
2.3 2.195
2.5 2.374
2.8 2.638
3.0 2.811
3.2 2.983
3.5 3.237

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài OD 42.2 mm

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
42.2 1.2 1.213
1.4 1.409
1.5 1.505
1.8 1.793
2.0 1.983
2.3 2.263
2.5 2.448
2.8 2.720
3.0 2.900
3.2 3.078
3.5 3.340
3.8 3.598

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài OD 48.3 mm

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
48.3 1.2 1.394
1.4 1.619
1.5 1.731
1.8 2.064
2.0 2.284
2.3 2.609
2.5 2.824
2.8 3.142
3.0 3.351
3.2 3.559
3.5 3.867
3.8 4.170

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài OD 54.0 mm

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
54.0 1.2 1.562
1.4 1.816
1.5 1.942
1.8 2.317
2.0 2.565
2.3 2.932
2.5 3.175
2.8 3.535
3.0 3.773
3.2 4.009
3.5 4.359
3.8 4.704

Bảng trọng lượng Ống thép đường kính ngoài 60.0 mm

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
60.0 1.4 2.023
1.5 2.164
1.8 2.583
2.0 2.861
2.3 3.273
2.5 3.545
2.8 3.950
3.0 4.217
3.2 4.482
3.5 4.877
3.8 5.266
4.0 5.524

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài 65.0 mm

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
65.0 1.4 2.196
1.5 2.349
1.8 2.805
2.0 3.107
2.3 3.556
2.5 3.853
2.8 4.295
3.0 4.587
3.2 4.877
3.5 5.308
3.8 5.735
4.0 6.017

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài 65.0 mm

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
65.0 1.4 2.196
1.5 2.349
1.8 2.805
2.0 3.107
2.3 3.556
2.5 3.853
2.8 4.295
3.0 4.587
3.2 4.877
3.5 5.308
3.8 5.735
4.0 6.017

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài 76.0 mm

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
76.0 1.5 2.756
1.8 3.294
2.0 3.650
2.3 4.180
2.5 4.531
2.8 5.054
3.0 5.401
3.2 5.745
3.5 6.257
3.8 6.766
4.0 7.102
4.3 7.603
4.5 7.934

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài 88.7 mm

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
88.7 1.5 3.226
1.8 3.857
2.0 4.276
2.3 4.900
2.5 5.314
2.8 5.931
3.0 6.340
3.2 6.747
3.5 7.354
3.8 7.956
4.0 8.355
4.3 8.950
4.5 9.344
5.0 10.320

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài 113.5 mm

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
113.5 1.8 4.958
2.0 5.499
2.3 6.307
2.5 6.843
2.8 7.644
3.0 8.175
3.2 8.704
3.5 9.494
3.8 10.280
4.0 10.801
4.3 11.579
4.5 10.096
5.0 13.378

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài 114.3 mm

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Trọng lượng (Kg)
114.3 1.8 4.994
2.0 5.539
2.3 6.352
2.5 6.892
2.8 7.699
3.0 8.234
3.2 8.767
3.5 9.563
3.8 10.355
4.0 10.880
4.3 11.664
4.5 12.185
5.0 13.477

Bảng trọng lượng ống thép đường kính ngoài 127.0 mm:

Đường kính ngoài (mm) Độ dày (mm) Đơn lượng (Kg)
127.0 1.8 5.557
2.0 6.165
2.3 7.073
2.5 7.675
2.8 8.576
3.0 9.174
3.2 9.769
3.5 10.659
3.8 11.545
4.0 12.133
4.3 13.011
4.5 13.594
5.0 15.0

Cách tính trọng lượng thép tròn trơn, thép thanh vằn

Để biết cách tính trọng lượng thép tròn trơn, thép thanh vằn được tính cùng công thức trọng lượng thép, cũng giống như công thức tính trọng lượng thép cuộn. Cụ thể:

m= (7850*L*3.14*d²)/4

Trong đó: 

  • m: là trọng lượng thép (kg)
  • 7850: là khối lượng riêng của thép (kg/m3)
  • L: là chiều dài của cây thép (m)
  • 3.14: số pi
  • d: đường kính thép (cụ thể như đường kính phi 6, phi 8, phi 10, phi 12 tương ứng d sẽ bằng: 0,006 0,008, 0.01m, 0,012)

Bảng tra trọng lượng thép tròn trơn:

STT Đường Kính (mm) Trọng Lượng (Kg/m) STT Đường Kính (mm) Trọng Lượng (Kg/m)
1 Thép tròn đặc phi 6 0.22 46 Thép tròn đặc phi 155 148.12
2 Thép tròn đặc phi 8 0.39 47 Thép tròn đặc phi 160 157.83
3 Thép tròn đặc phi 10 0.62 48 Thép tròn đặc phi 170 178.18
4 Thép tròn đặc phi 12 0.89 49 Thép tròn đặc phi 180 199.76
5 Thép tròn đặc phi 14 1.21 50 Thép tròn đặc phi 190 222.57
6 Thép tròn đặc phi 16 1.58 51 Thép tròn đặc phi 200 246.62
7 Thép tròn đặc phi 18 2.00 52 Thép tròn đặc phi 210 271.89
8 Thép tròn đặc phi 20 2.47 53 Thép tròn đặc phi 220 298.40
9 Thép tròn đặc phi 22 2.98 54 Thép tròn đặc phi 230 326.15
10 Thép tròn đặc phi 24 3.55 55 Thép tròn đặc phi 240 355.13
11 Thép tròn đặc phi 25 3.85 56 Thép tròn đặc phi 250 385.34
12 Thép tròn đặc phi 26 4.17 57 Thép tròn đặc phi 260 416.78
13 Thép tròn đặc phi 28 4.83 58 Thép tròn đặc phi 270 449.46
14 Thép tròn đặc phi 30 5.55 59 Thép tròn đặc phi 280 483.37
15 Thép tròn đặc phi 32 6.31 60 Thép tròn đặc phi 290 518.51
16 Thép tròn đặc phi 34 7.13 61 Thép tròn đặc phi 300 554.89
17 Thép tròn đặc phi 35 7.55 62 Thép tròn đặc phi 310 592.49
18 Thép tròn đặc phi 36 7.99 63 Thép tròn đặc phi 320 631.34
19 Thép tròn đặc phi 38 8.90 64 Thép tròn đặc phi 330 671.41
20 Thép tròn đặc phi 40 9.86 65 Thép tròn đặc phi 340 712.72
21 Thép tròn đặc phi 42 10.88 66 Thép tròn đặc phi 350 755.26
22 Thép tròn đặc phi 44 11.94 67 Thép tròn đặc phi 360 799.03
23 Thép tròn đặc phi 45 12.48 68 Thép tròn đặc phi 370 844.04
24 Thép tròn đặc phi 46 13.05 69 Thép tròn đặc phi 380 890.28
25 Thép tròn đặc phi 48 14.21 70 Thép tròn đặc phi 390 937.76
26 Thép tròn đặc phi 50 15.41 71 Thép tròn đặc phi 400 986.46
27 Thép tròn đặc phi 52 16.67 72 Thép tròn đặc phi 410 1,036.40
28 Thép tròn đặc phi 55 18.65 73 Thép tròn đặc phi 420 1,087.57
29 Thép tròn đặc phi 60 22.20 74 Thép tròn đặc phi 430 1,139.98
30 Thép tròn đặc phi 65 26.05 75 Thép tròn đặc phi 450 1,248.49
31 Thép tròn đặc phi 70 30.21 76 Thép tròn đặc phi 455 1,276.39
32 Thép tròn đặc phi 75 34.68 77 Thép tròn đặc phi 480 1,420.51
33 Thép tròn đặc phi 80 39.46 78 Thép tròn đặc phi 500 1,541.35
34 Thép tròn đặc phi 85 44.54 79 Thép tròn đặc phi 520 1,667.12
35 Thép tròn đặc phi 90 49.94 80 Thép tròn đặc phi 550 1,865.03
36 Thép tròn đặc phi 95 55.64 81 Thép tròn đặc phi 580 2,074.04
37 Thép tròn đặc phi 100 61.65 82 Thép tròn đặc phi 600 2,219.54
38 Thép tròn đặc phi 110 74.60 83 Thép tròn đặc phi 635 2,486.04
39 Thép tròn đặc phi 120 88.78 84 Thép tròn đặc phi 645 2,564.96
40 Thép tròn đặc phi 125 96.33 85 Thép tròn đặc phi 680 2,850.88
41 Thép tròn đặc phi 130 104.20 86 Thép tròn đặc phi 700 3,021.04
42 Thép tròn đặc phi 135 112.36 87 Thép tròn đặc phi 750 3,468.03
43 Thép tròn đặc phi 140 120.84 88 Thép tròn đặc phi 800 3,945.85
44 Thép tròn đặc phi 145 129.63 89 Thép tròn đặc phi 900 4,993.97
45 Thép tròn đặc phi 150 138.72 90 Thép tròn đặc phi 1000 6,165.39

Bảng trọng lượng thép thanh vằn

TT Chủng Loại Số cây/bó Đơn trọng
(kg/cây)
1 Thép thanh vằn D10 384 7.22
2 Thép thanh vằn D12 320 10.39
3 Thép thanh vằn D14 222 14.16
4 Thép thanh vằn D16 180 18.49
5 Thép thanh vằn D18 138 23.40
6 Thép thanh vằn D20 114 28.90
7 Thép thanh vằn D22 90 34.87
8 Thép thanh vằn D25 72 45.05
9 Thép thanh vằn D28 57 56.63
10 Thép thanh vằn D32 45 73.83

Ứng dụng phổ biến của thép tròn 

Sau khi biết được cách tính trọng lượng thép tròn thì ứng dụng phổ biến của thép tròn là thông tin mà bạn không nên bỏ qua. Hiện nay có nhiều loại thép tròn, mỗi loại có đặc tính và ứng dụng khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ:

Ứng dụng phổ biến của thép tròn
Ứng dụng phổ biến của thép tròn

Thép tròn cuộn

Thép tròn cuộn được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm:

  • Xây dựng cầu đường, công trình xây dựng: Thép tròn cuộn được sử dụng để làm khung, dầm, cột và các bộ phận khác của cầu đường và các công trình xây dựng.
  • Chế tạo máy móc và thiết bị công nghiệp: Thép tròn cuộn được sử dụng để sản xuất các bộ phận máy móc, động cơ và thiết bị công nghiệp khác.
  • Cơ khí chế tạo: Thép tròn cuộn được sử dụng để chế tạo các sản phẩm cơ khí như ray trượt, con lăn, bánh răng, ốc vít và các bộ phận khác.
  • Sản xuất ống thép: Thép tròn cuộn được sử dụng để sản xuất ống thép, ống dẫn và các sản phẩm liên quan khác.
  • Năng lượng: Thép tròn cuộn được sử dụng trong sản xuất các bộ phận như động cơ máy phát điện.
  • Sản xuất ô tô: Thép tròn cuộn được sử dụng để sản xuất các bộ phận ô tô như khung, tay lái và các bộ phận khác.

Thép ống tròn

Thép ống tròn  được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm:

  • Cơ khí: Thép tròn rỗng được sử dụng để sản xuất các bộ phận máy móc như piston, trục, tay đòn,…
  • Xây dựng: Thép tròn rỗng được sử dụng để làm cột, dầm, cầu…
  • Đường ống: Thép tròn rỗng được sử dụng để làm ống dẫn dầu, khí, nước, hơi nước. 
  • Chế tạo thiết bị: Thép tròn rỗng được sử dụng để chế tạo các thiết bị phục vụ trong các ngành công nghiệp như dầu khí, nồi hơi,…

Thép thanh vằn

Thép thanh vằn có nhiều ứng dụng trong ngành xây dựng và công nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng của thép thanh vằn:

Thép thanh vằn có nhiều ứng dụng trong ngành xây dựng và công nghiệp
Thép thanh vằn có nhiều ứng dụng trong ngành xây dựng và công nghiệp
  • Sử dụng trong ngành xây dựng: thép thanh vằn được sử dụng để tạo cột, dầm và khung giằng trong các công trình xây dựng.
  • Sử dụng trong công nghiệp sản xuất máy móc: thép thanh vằn được sử dụng để tạo các bộ phận máy móc như trục và bánh răng.
  • Sử dụng trong sản xuất thang máng cáp: thép thanh vằn được sử dụng để tạo thành các tấm vách thang máng cáp, giúp cho cấu trúc thang máng cáp có độ bền cao.
  • Sử dụng trong đóng tàu: thép thanh vằn được sử dụng để tạo ra các kết cấu tàu với độ chịu lực cao.
  • Sử dụng trong ngành sản xuất ô tô: thép thanh vằn được sử dụng làm các bộ phận của động cơ và khung xe ô tô.

Với đặc tính vượt trội về độ bền và chịu lực, thép thanh vằn là vật liệu lý tưởng cho các ngành công nghiệp và xây dựng.

Phía trên là toàn bộ thông tin về thép tròn, cách tính trọng lượng thép tròn và ứng dụng của chúng. Hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thép này và lựa chọn cho công trình của mình sản phẩm phù hợp. Đừng quên theo dõi website của Thép Trí Việt để được cập nhật tin tức mới nhất mỗi ngày.

Thông tin mua hàng:

CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT

Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM

Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây - Thủ Đức - TPHCM

Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương - Phường 1 - Gò Vấp - TPHCM

Địa chỉ 3: 16F Đường 53 - Phường Tân Phong - Quận 7 - TPHCM

Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông - F Tân Thới Hòa - Q. Tân phú - TPHCM

Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 - Xã Thuận Giao - TP Thuận An - Bình Dương

Hotline mua hàng: 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50

Email: theptriviet@gmail.com

Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn

Những câu hỏi về Thép Cho Người Việt bạn sẽ quan tâm

Tại sao cần phải biết cách tính trọng lượng thép tròn?

Câu hỏi về Thép Cho Người Việt
Việc nắm vững cách tính trọng lượng thép tròn rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng và sản xuất. Nó giúp: Đảm bảo tính chính xác: Giúp tính toán chính xác khối lượng thép cần sử dụng cho công trình, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vật liệu. Tiết kiệm chi phí: Giúp tối ưu hóa việc mua vật liệu, tránh lãng phí. Kiểm soát chất lượng: Giúp kiểm tra lại khối lượng thép đã giao có đúng với đơn hàng hay không. Tính toán chi phí vận chuyển: Giúp ước tính chi phí vận chuyển chính xác.

Công thức tính trọng lượng thép tròn cơ bản là gì?

Câu hỏi về Thép Cho Người Việt
Công thức tính trọng lượng thép tròn cơ bản như sau: Trọng lượng (kg) = 0.00617 x Đường kính ngoài (mm)² x Chiều dài (m) Trong đó: 0.00617: Là một hằng số dựa trên khối lượng riêng của thép. Đường kính ngoài: Đường kính đo được của cây thép. Chiều dài: Chiều dài của cây thép.

Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến trọng lượng của thép tròn?

Câu hỏi về Thép Cho Người Việt
Trọng lượng của thép tròn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Đường kính ngoài: Đường kính càng lớn, trọng lượng càng nặng. Chiều dài: Chiều dài càng dài, trọng lượng càng nặng. Khối lượng riêng của thép: Mặc dù thường được coi là một hằng số, nhưng khối lượng riêng của thép có thể thay đổi nhẹ tùy thuộc vào thành phần hóa học và quá trình sản xuất.

Làm thế nào để tính trọng lượng thép tròn khi biết bán kính thay vì đường kính?

Câu hỏi về Thép Cho Người Việt
Nếu biết bán kính (R) của cây thép, ta có thể sử dụng công thức sau: Trọng lượng (kg) = 0.02466 x Bán kính (mm)² x Chiều dài (m)

Có những phần mềm hoặc công cụ nào hỗ trợ tính toán trọng lượng thép tròn không?

Câu hỏi về Thép Cho Người Việt
Hiện nay có rất nhiều phần mềm và công cụ hỗ trợ tính toán trọng lượng thép tròn, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác. Một số công cụ phổ biến như: Các bảng tra cứu trọng lượng thép: Các bảng này cung cấp thông tin chi tiết về trọng lượng của các loại thép tròn với các kích thước khác nhau. Các phần mềm tính toán chuyên dụng: Nhiều phần mềm xây dựng và kỹ thuật có tích hợp chức năng tính toán trọng lượng thép. Các ứng dụng trên điện thoại di động: Có nhiều ứng dụng miễn phí hoặc trả phí giúp tính toán nhanh chóng và tiện lợi. Lưu ý: Độ chính xác: Các công thức và công cụ tính toán trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo độ chính xác cao nhất, nên tham khảo thông tin từ nhà sản xuất hoặc các đơn vị cung cấp thép. Thép tròn đặc biệt: Đối với các loại thép tròn đặc biệt (ví dụ: thép hợp kim, thép không gỉ), công thức tính toán có thể khác nhau. Lời khuyên: Kiểm tra kỹ đơn vị đo: Đảm bảo tất cả các thông số đều cùng một đơn vị đo trước khi thực hiện tính toán. Cân nhắc sai số: Luôn để một khoảng dung sai nhất định để đảm bảo đủ vật liệu cho công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Gọi ngay 3
nút chat tư vấn Zalo
nút chat tư vấn Zalo
091 816 8000 0907 6666 51 0907 6666 50