Trong lĩnh vực xây dựng nói chung và ngành vật liệu xây dựng nói riêng, có rất nhiều câu hỏi đang là tâm điểm chú ý của nhiều người. Một trong số đó là câu hỏi “1m3 tường xây 220 cần bao nhiêu vữa?”. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Thép Trí Việt đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây.
3 cách phân loại tường trong xây dựng
Phân loại tường theo vị trí cụ thể trong công trình
Tường ngoài
Trong tất cả các loại tường thì đây được cho là loại tường được ví như người bảo vệ của toàn thể ngôi nhà. Bởi đây là những bức tường đứng ngoài cùng, có tác dụng bảo vệ ngôi nhà từ các tác động từ bên ngoài.
Chính vì vậy mà tường ngoài khi xây dựng cần đảm bảo có đủ khả năng chống chọi lại mọi điều kiện khắc nghiệt từ thời tiết như gió, bão,…Hơn nữa, trong một vài trường hợp, tùy theo điều kiện cũng như tùy theo mục đích sử dụng của gia chủ, tường ngoài còn phải kiêm luôn nhiệm vụ cách âm, cách nhiệt cùng khả năng chống cháy tốt.
Tường trong
Tường trong là những bức tường được dựng lên để ngăn cách các khoảng không gian khác nhau trong cùng một mặt bằng công trình. Cũng giống như tường ngoài, tùy theo nhu cầu cũng như tùy theo điều kiện của từng gia chủ mà tường trong sẽ có những tính chất cùng mục đích sử dụng khác nhau như dùng để chống nóng, chống ẩm, chống ồn.
Phân loại tường dựa vào khả năng chịu lực
Cũng tương tự như phân loại dựa vào vị trí xây dựng, ta có 2 loại tường như sau:
Tường không chịu lực
Là loại tường không có khả năng gánh chịu thêm bất kỳ loại tải trọng nào khác ngoài chính tải trọng của bản thân nó. Tác dụng chủ yếu của loại tường này chính là để ngăn cách đơn thuần giữa các không gian, hoặc chỉ sử dụng để trang trí.
Tường chịu lực
Khác với tường không chịu lực, tường chịu lực lại có cho mình khả năng gánh chịu tải trọng lớn ngoài tải trọng của chính nó. Chức năng của tường chịu lực chính là góp phần chống đỡ tải trọng của những cấu kiện như mái nhà, sàn nhà.
Lực sẽ được truyền tải từ sàn xuống tường rồi dần dần truyền xuống nền móng của công trình. Độ dày của tường sẽ quyết định trực tiếp đến khả năng chịu lực của tường có tốt hay không.
Phân loại tường theo phương pháp thi công
Ta có 3 loại tường chính là tường xây, tường toàn khối và tường lắp ghép.
Tường xây
Đây là phương pháp xây tường thủ công và phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần xếp các viên gạch lần lượt chồng lên nhau, điều chỉnh sao cho có độ dày tường mong muốn rồi trát vữa để tạo sự kết dính.
Tường toàn khối
Đối với tường toàn khối thì phương pháp sản xuất chính là phương pháp dùng khuôn đúc bê tông để đổ bê tông tại chỗ đối với những công trình lớn.
Tường lắp ghép
Phương pháp này sẽ yêu cầu những mảng, tấm vật liệu đã được chế tạo, đo đạc cẩn thận với những số đo chính xác tại công xưởng. Khi thi công chỉ việc liên kết chúng lại với nhau bằng bulong hoặc phương pháp hàn.
Các vật liệu cần để xây tường
Để xây cho mình những bức tường chắc chắn thì vật liệu xây dựng cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đâu mà bạn không bao giờ được bỏ qua. Những vật liệu xây dựng này có thể có sẵn trong tự nhiên hoặc nhân tạo. Tuy nhiên mục đích cuối cùng của những loại vật liệu này cũng chính là hoàn thiện kết cấu kiến trúc và nội, ngoại thất cho công trình.
Ngày nay, vật liệu xây tường bao gồm gạch, cát, xi măng, nước. Tùy theo từng vùng miền cũng như loại tường khi xây mà có cách tính toán hao phí nguyên vật liệu xây dựng phù hợp. Tuy nhiên, mỗi loại đều có đặc tính riêng mà không thể thay thế cho nhau.
Gạch xây tường
Gạch chính là thành phần chính giúp cấu thành nên kết cấu tường và hình khối thô của công trình. Hiện nay, có hai loại gạch chính được sử dụng nhiều trong xây dựng chính là gạch nung và gạch không nung.
Gạch nung là loại gạch được nung ở nhiệt độ cao nên sở hữu độ bền chắc chắn. Gạch nung gồm hai loại là gạch đặc và gạch rỗng 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ. Còn gạch không nung lại là gạch không trải qua quá trình nung tôi nhiệt, bao gồm gạch xi, gạch bê tông.
Xi măng
Xi măng là một trong những thành phần kết dính đóng vai trò quan trọng trong công tác xây, trát, đổ bê tông cho tường. Hiện nay, xi măng hiện nay có khá nhiều loại và thường được bán theo tấn. Chính vì vậy, bạn nên có sự lựa chọn những thương hiệu xi măng uy tín để đảm bảo chi phí đầu tư cho công trình công trình.
Cát xây tường
Cát xây tường hay còn được gọi là cát xây tô. Loại cát thường được sử dụng trong công trình là loại cát đen và cát vàng. Thông thường cát sẽ được bán theo m3 hoặc được bán theo xe. Mỗi loại đơn vị sẽ có những mức giá cụ thể. Tùy chọn mục đích sử dụng cũng như tùy vào kinh phí mà bạn cần có sự cân nhắc trước khi thi công.
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến định mức vữa xây tường gạch
Định mức xây tường gạch thường phụ thuộc vào những yếu tố như loại gạch xây, mác vữa, kết cấu tường (là tường 110 hay tường 220), chiều cao thi công cũng như biện pháp thi công. Cụ thể như:
Loại gạch xây
như ở trên chúng ta thấy rằng có rất nhiều loại gạch xây như gạch đất nung, gạch không nung, kích thước các loại gạch khác nhau nên để xây được 1m2 tường gạch thì số lượng gạch của mỗi loại khi xây lên cũng sẽ khác nhau
Kết cấu tường
Bạn có biết, định mức khối xây phụ thuộc nhiều vào kết cấu tường bao gồm các loại tường 55, tường gạch 110, tường gạch 220 và cả tường 330… Tuy nhiên, các loại tường khác nhau thì số lượng hao phí nguyên vật liệu và nhân công cũng sẽ khác nhau.
Chiều cao thi công
Chiều cao xây dựng cũng sẽ ảnh hưởng đến định mức khối xây bởi khi bức tường càng cao thì các chi phí nguyên vật liệu, máy móc, nhân công cũng từ đó mà tăng theo.
Biện pháp thi công
Biện pháp thi công thủ công hay sử dụng máy móc cùng các vật liệu phụ trợ cho việc xây tường gạch cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến định mức xây 1m2 tường.
1m3 tường xây 220 cần bao nhiêu vật liệu gạch, cát, xi măng, nước?
Theo kinh nghiệm thực tế, công thức tính vật liệu có tính tương đối được sử dụng khá nhiều trong xây dựng.
1m3 tường xây 220 cần bao nhiêu vật liệu gạch?
Hiện nay, tường được sử dụng chia thành 2 loại là tường 10 và tường 20.
- Ở miền Bắc tường 10 có chiều dày 110mm, tường 20 có bề dày 220mm, gạch thường được sử dụng có kích thước là 6.5×10.5x22cm
- Ở miền Nam tường 10 có chiều dày 100mm và tường 20 có chiều dày 200mm, gạch thường sử dụng có kích thước là 4x8x19cm hoặc 8x8x19
Bởi vậy, để tính được 1m3 tường xây hết bao nhiêu viên vật liệu gạch, bạn sẽ căn cứ trên tường được xây là tường 10 hay tường 20 và loại gạch được sử dụng để xây tường.
- Tường 10 (hay Tường gạch xây 110): Tường 10 có bề dày 110mm được dùng để xây tường ngăn, tường bao che, tường không chịu lực nên thường được sử dụng để xây tường cho nhà vệ sinh, tường ngăn cách các phòng. Trung bình 1m3 khối của loại tường 10 này sẽ sử dụng khoảng 55 viên gạch.
- Tường 20 (hay Tường gạch xây 220): Tường 20 có bề dày 220mm được xây 2 lớp gạch chồng lên nhau và có những lớp tạo liên kết kết cấu giữa 2 lớp gạch với nhau. Tường 20 tuy thi công lâu hơn cũng như tốn diện tích hơn. so với tường 10 Tuy nhiên để đảm bảo cho toàn bộ kết cấu công trình, người ta thường vẫn lựa chọn sử dụng gạch xây tường 20. Trung bình 1m3 tường xây 20 sẽ cần khoảng hơn 100 viên gạch.
1m3 tường xây cần bao nhiêu xi măng?
Dựa vào chất lượng vữa mà người ta mới tính toán được 1m3 tường xây cần bao nhiêu xi măng. Ngày này chất lượng vữa có 2 loại là: chất lượng vữa tốt và chất lượng vữa trung bình.
- Trường hợp bạn trộn vữa ở chất lượng trung bình thì cần khoảng 220 kg xi măng để xây tường 1m3.
- Trường hợp bạn trộn vữa ở chất lượng tốt thì cần khoảng 315kg xi măng để xây tường 1m3.
1m3 tường xây cần bao nhiêu kg cát?
Cũng giống như cách tính xi măng, khối lượng cát cần cho 1m3 tường xây cũng phụ thuộc vào chất lượng vữa. Nếu bạn sử dụng loại vữa tốt thì sẽ cần lượng cát ít hơn và ngược lại.
Theo kinh nghiệm của nhiều người, nếu sử dụng loại vữa chất lượng tốt thì cần khoảng 1079m3 cát để xây 1m3 tường. Còn nếu sử dụng loại vữa chất lượng trung bình thì khối lượng cát cần lên đến 1221m3 cát để xây 1m3 tường.
Bảng tra định mức cấp phối vật liệu để biết 1m3 tường xây 220 cần bao nhiêu vữa?
Trường hợp vữa xi măng cát vàng
Mác vữa | Xi măng PCB30 (Kg) | Cát vàng (m3) | Nước (lít) |
Vữa mác 25 | 124 | 1,255 | 276 |
Vữa mác 50 | 226 | 1,193 | 273 |
Vữa mác 75 | 310 | 1,153 | 270 |
Vữa mác 100 | 399 | 1,102 | 266 |
Vữa mác 125 | 477 | 1,061 | 266 |
Trường hợp vữa xi măng cát mịn
Mác vữa | Xi măng PCB30 (Kg) | Cát vàng (m3) | Nước (lít) |
Vữa mác 25 | 134 | 1,252 | 280 |
Vữa mác 50 | 246 | 1,201 | 276 |
Vữa mác 75 | 338 | 1,149 | 272 |
Vữa mác 100 | 430 | 1,097 | 270 |
Bên cạnh đó, định mức cấp phối vữa xây gạch khi thi công tại công trường bạn cũng có thể tính theo thực tế mà các nhà sản xuất xi măng đã ghi rõ trên bao bì cụ thể như sau:
- Đối với mác vữa xây trát mác 50# thì tỷ lệ pha trộn sẽ là: 1 bao xi măng + 12 thùng cát + 2 thùng nước
- Đối với mác vữa xây trát mác 75# thì tỷ lệ pha trộn sẽ là: 1 bao xi măng + 10 thùng cát + 2 thùng nước
- Đối với vữa xây trát mác 100# thì tỷ lệ pha trộn sẽ là: 1 bao xi măng + 8 thùng cát + 2 thùng nước
Những lưu ý khi áp dụng tính định mức xây tường khi thi công thực tế.
- Khi thi công với tường cao trên 1,5m thì cần chuẩn bị thêm giàn giáo chắc chắn theo quy định. Tuy nhiên, định mức hao phí của gạch xây và vữa vẫn phải giữ nguyên theo chiều cao, nhưng chi phí nhân công cùng chi phí máy móc sẽ có sự thay đổi.
- Khi áp dụng định mức xây tô 1m2 tường, bạn cần chú ý đến tỷ lệ pha trộn nguyên liệu vữa xây trát. Bởi nó sẽ phụ thuộc vào loại cát cũng như chủng loại xi măng, hay mác vữa.
- Khi thi công thực tế ngoài hiện trường ngoài việc tính toán định mức khối xây theo tiêu chuẩn, thì bạn nên kiểm soát bằng mắt gạch xây có đạt chất lượng hay không, khi trộn mác vữa có đảm bảo không hay thừa quá, mạch vữa giữa 2 viên gạch dày hay mỏng. Bởi những chi tiết này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến định mức cũng như chi phí xây dựng của công trình.
Trên đây là thông tin giải đáp 1m3 tường xây 220 cần bao nhiêu vữa cũng như bảng tra định mức xây tường cho các khối xây 110cm, 220cm dựa theo TCVN đã ban hành. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thể tính toán số lượng vữa cũng như các loại vật liệu như gạch, cát, xi măng, nước trong mỗi m3 tường xây từ đó tính toán và dự trù khối lượng, lên dự toán cho khối xây nhà mình.
Thông tin mua hàng:
CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT
Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM
Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây - Thủ Đức - TPHCM
Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương - Phường 1 - Gò Vấp - TPHCM
Địa chỉ 3: 16F Đường 53 - Phường Tân Phong - Quận 7 - TPHCM
Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông - F Tân Thới Hòa - Q. Tân phú - TPHCM
Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 - Xã Thuận Giao - TP Thuận An - Bình Dương
Hotline mua hàng: 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50
Email: theptriviet@gmail.com
Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn