Như đã biết, thủy ngân là kim loại độc và nhiễm độc thủy ngân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vậy thủy ngân là gì? Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là bao nhiêu? Tất cả sẽ được Thép Trí Việt giải đáp trong nội dung bài viết ngày hôm nay..
Thủy ngân là gì?
Thủy ngân là nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại có số hiệu nguyên tử là 80, ký hiệu hóa học của thủy ngân là Hg. Tại điều kiện nhiệt độ thường, thủy ngân tồn tại ở trạng thái lỏng.
Ngoài ra, trong tự nhiên, thủy ngân có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như tồn tại ở dạng nguyên tố kim loại, dạng vô cơ có thể gây hại cho những người làm công việc có nguy cơ tiếp xúc với chất độc hay dạng hữu cơ. Tùy từng dạng cụ thể mà mức độc tính cũng như ảnh hưởng mà thủy ngân tác động đến sức khỏe con người là khác nhau.
Thủy ngân có ở đâu?
Ngày nay, bạn có thể bắt gặp sự xuất hiện của thủy ngân phổ biến bởi nó tồn tại ở:
- Trong tự nhiên bên trong lớp vỏ Trái Đất và được giải phóng ra môi trường từ hoạt động của núi lửa hay quá trình phong hóa đá cũng như dưới tác động của con người.
- Thủy ngân có thể có trong nước và các loại thực phẩm đã bị ô nhiễm.
- Thủy ngân được sử dụng phổ biến trong các loại nhiệt kế, van phao, áp kế, công tắc thủy ngân, huyết áp kế, áp suất kế, rơle thủy ngân, đèn huỳnh quang,….
- Hơi thủy ngân được sinh ra từ các nhà máy nhiệt điện, lò đốt chất thải, lò than, cháy rừng,….
- Methyl thủy ngân ngấm vào cơ thể người khi ăn hải sản như cá mập, cá kiếm, cá vược…
- Thủy ngân còn có trong một số loại thuốc uống từ thảo dược, thuốc xịt muỗi, thuốc mỡ, pin,…
- Thủy ngân ở dạng phenyl còn có trong các loại sơn chống thấm, một số loại mỹ phẩm, sơn sản xuất nhựa mủ,….
Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân
Nhiệt độ nóng chảy hay còn gọi là điểm nóng chảy, nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn. Tại nhiệt độ này sẽ diễn ra quá trình nóng chảy tức là chất đó sẽ chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Còn nhiệt độ thay đổi ngược lại từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn thì được gọi là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Khác với điểm sôi, điểm nóng chảy chỉ là tính tương đối không nhạy cảm với áp suất.
Thủy ngân là một trong những kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là 233.32 K tương đương với nhiệt độ dao động từ – 38.83 °C cho đến 37.89 °F .
Các tính chất đặc trưng của thủy ngân
Cũng giống như nhiều kim loại khác, thủy ngân cũng sở hữu cho mình những tính chất đặc trưng riêng, cụ thể như sau:
Tính chất vật lý
- Thủy ngân được xem là một trong những chất dẫn nhiệt kém nhưng lại sở hữu khả năng dẫn điện khá tốt.
- Điểm đóng băng và điểm sôi của thủy ngân lần lượt là – 38,83 °C và 356,73 °C. Khi đóng băng, khối lượng thủy ngân lúc này sẽ giảm 3,59% và mật độ phân tử của nó tăng từ 13,69 g/cm3 khi ở trạng thái lỏng và lên đến 14.184 g/cm3 khi ở trạng thái rắn.
- Tại nhiệt độ 0 °C, hệ số giãn nở thể tích của thủy ngân tương đương là 181,59x 106, tại 20 °C là 181,71×106 và tại 100 °C sẽ là 182,50×106.
- Khi thủy ngân ở trạng thái rắn rất dễ uốn cũng như dễ dàng dùng dao để cắt.
- Thủy ngân còn là kim loại nặng có ánh bạc có dạng lỏng ở nhiệt độ thường và được sử dụng nhiều trong các nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác.
Tính chất hóa học của thủy ngân
- Thủy ngân không tác dụng với hầu hết các axit kể cả axit sunfuric loãng.
- Các axit oxy hóa như axit sunfuric, axit nitric đậm đặc hoặc nước cường toan có thể hòa tan thủy ngân giúp tạo ra các muối thủy ngân sunfat, nitrat và chloride.
- Thủy ngân có thể phản ứng với hydro sulfide H2S trong khí quyển.
- Tác dụng với các mảnh lưu huỳnh rắn nên được ứng dụng trong các bộ dụng cụ xử lý tràn thủy ngân để giúp hấp thụ thủy ngân tốt hơn.
- Thủy ngân còn sở hữu khả năng hòa tan nhiều kim loại điển hình như vàng, bạc, natri, nhôm… để tạo thành hỗn hống và thủy ngân không tạo thành hỗn hống khi tác dụng với kim loại sắt, bạch kim.
Ứng dụng của thủy ngân
Ngày nay, thủy ngân được ứng dụng cực kì phổ biến trong cuộc sống, điển hình như:
- Dùng trong nghiệp sản xuất hóa chất, kỹ thuật điện và điện tử.
- Thủy ngân sử dụng trong một số loại nhiệt kế, tích điện kế thủy ngân, phong vũ kế thủy ngân, bơm khuếch tán cũng như sử dụng trong nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác.
- Dùng trong máy đo huyết áp.
- Thiomersal được sử dụng như một số chất khử trùng trong vacxin và mực xăm.
- Thủy ngân dùng để làm kín các chi tiết chuyển động của máy khuấy trong kỹ thuật hóa học.
- Thủy ngân còn được dùng trong các điện cực của một số dạng thiết bị điện tử, pin và là một trong những chất xúc tác, thành phần của thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, pha chế thuốc,…
- Điểm đóng băng của thủy ngân là -38,83 °C nên được sử dụng như nhiệt độ tiêu chuẩn để làm thang đo cho nhiệt độ quốc tế.
- Hơi thủy ngân được dùng trong các loại đèn hơi thủy ngân cùng một số loại đèn huỳnh quang sử dụng trong quảng cáo. Màu sắc của loại đèn này sẽ phụ thuộc vào loại khí được nạp vào bóng.
- Thủy ngân còn được ứng dụng để tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng.
- Thuỷ ngân được sử dụng để chuyển mạch điện hay trong quá trình sản xuất natri hydroxide và clo. Ngoài ra, người ta sử dụng phương pháp điện phân với cathode thủy ngân.
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp về thủy ngân, nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân cũng như những ứng dụng nổi bật của nó. Hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về nó cũng như trả lời được cho câu hỏi nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là bao nhiêu? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ ngay với Thép Trí Việt theo hotline 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50 để được hỗ trợ sớm nhất.
Thông tin mua hàng:
CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT
Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM
Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây - Thủ Đức - TPHCM
Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương - Phường 1 - Gò Vấp - TPHCM
Địa chỉ 3: 16F Đường 53 - Phường Tân Phong - Quận 7 - TPHCM
Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông - F Tân Thới Hòa - Q. Tân phú - TPHCM
Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 - Xã Thuận Giao - TP Thuận An - Bình Dương
Hotline mua hàng: 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50
Email: theptriviet@gmail.com
Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn