Nhiệt độ nóng chảy của kim loại và những điều bạn không nên bỏ lỡ!

Ngày nay, nhiệt độ nóng chảy được biết đến hay còn gọi là nhiệt độ hóa lỏng hay điểm nóng chảy của kim loại. Đây là điểm nhiệt độ mà tại đó diễn ra quá trình hóa lỏng, chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng của một chất nào đó. Nhìn chung, mỗi kim loại có nhiệt độ nóng chảy khác nhau, hãy cùng Thép Trí Việt tìm hiểu chi tiết và cụ thể qua bài viết “Nhiệt độ nóng chảy của kim loại và những điều bạn không nên bỏ lỡ!” sau đây. 

Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Nhiệt độ nóng chảy hay còn được gọi là điểm nóng chảy/nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn. Đây là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy lập tức xảy ra, chất đó chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Ngược lại. nhiệt độ của thay đổi chất từ lỏng sang rắn là nhiệt độ đông đặc hay còn gọi là điểm đông đặc. Người ta thường áp dụng  nhiệt độ đông đặc trong quá trình nhiệt luyện kim loại.

Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại

Do mỗi kim loại đều sở hữu cho mình nhiệt độ nóng chảy khác nhau nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ để có thể hiểu rõ tính chất của nó. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại như sau:

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại sắt 

Sắt được biết đến là loại kim loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Để biến đổi hình dạng của kim loại này, bạn cần nung nóng cho đến khi nóng chảy. Cụ thể nhiệt độ nóng chảy, tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của kim loại sắt như sau:

Tính chất vật lý và hóa học của kim loại sắt

  • Tính chất vật lý của kim loại Sắt (Fe): Sắt có kí hiệu hóa học là Fe với nguyên tử khối bằng 56 đvC. Đây là kim loại nặng, có màu trắng xám và có ánh kim. Ngoài ra, sắt còn sở hữu tính dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, có tính nhiễm từ. Kim loại sắt có khối lượng riêng là 7.86 g/cm3 và nhiệt độ nóng chảy là 1539°C.
  • Tính chất hóa học của kim loại Sắt (Fe): Kim loại Sắt sở hữu cho mình đầy đủ các tính chất hóa học đặc trưng của kim loại như có phản ứng hóa học với phi kim, khả năng tác dụng với dung dịch axit và dung dịch muối.

Nhiệt độ nóng chảy của sắt

Sắt là kim hóa lỏng tại nhiệt độ 1.811K tương đương 1.538 °C và 2.800 °F. Nhìn chung, nhiệt độ nóng chảy của sắt so với những kim loại khác là khá cao và tương đương với nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thép. Thông thường sắt nguyên chất thì mềm dẻo hơn nhưng lại  không thể thu được bằng phương pháp đun chảy.

Nhiệt độ nóng chảy của sắt.
Nhiệt độ nóng chảy của sắt.

Ngoài ra, hợp kim nổi bật của Sắt – thép được tạo ra với các tỷ lệ C nhất định dao động từ 0,002% – 2,1% đồng thời có độ cứng gấp 1000 lần so với kim loại sắt nguyên chất. Chính vì vậy mà  những hợp kim của sắt cũng được sử dụng vô cùng rộng rãi, phổ biến.

Ứng dụng của kim loại sắt trong đời sống

Nhờ sở hữu đặc tính chịu lực tốt và có độ dẻo, kim loại Sắt được sử dụng cực kì phổ biến trong đời sống. Chính vì vậy, kim loại này hiếm đến 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới nên có thể bắt gặp ở khắp nơi. 

Ngày nay, kim loại sắt được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất ô tô, công nghiệp xây dựng, chế tạo tàu thuyền, công trình xây dựng, đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình,… Trong số đó nổi bật là thép- hợp kim của sắt.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại Nhôm 

Nhôm là một trong những kim loại được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống và sản xuất hàng ngày của con người. Dưới đây là thông tin về nhiệt độ nóng chảy, tính chất vật lý cũng như tính chất hóa học của kim loại này:

Tính chất vật lý và tính chất hóa học của kim loại Nhôm

  • Tính chất vật lý của Nhôm: Nhôm là kim loại có kí hiệu hóa học là Al với số nguyên tử khối là 27 đvC. Đây là kim loại có tính mềm dẻo, màu trắng bạc và có ánh kim mờ. Khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/cm3. Kim loại này có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và bằng ⅔ kim loại đồng. Nhiệt độ nóng chảy của nhôm này là 660 °C.
  • Tính chất hóa học của nhôm: Nhôm được biết đến là kim loại có tính khử mạnh, nên rất dễ bị oxi hóa trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, nhôm còn tác dụng với phi kim, dung dịch axit, phản ứng nhiệt nhôm, tác dụng với nước, dung dịch bazơ và dung dịch muối

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhôm

Bạn có biết, kim loại Nhôm chiếm khoảng 8% lớp vỏ Trái Đất. Các hợp chất oxit và sunfat là nhôm cực kỳ hữu ích, đóng vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, trong các lĩnh vực khác của giao thông vận tải cũng như ngành vật liệu xây dựng.

Trong bảng tuần hoàn hóa học, nhôm có ký hiệu hóa học là Al, với nguyên tử khối là 13, khối lượng riêng là 2,9 g/cm3. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhôm là 933.47K tương đương 660.32 °C và 1220.58 °F.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhôm.
Nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhôm.

Ứng dụng của Nhôm trong đời sống

Ngày nay, kim loại nhôm và các hợp kim nhôm được ứng dụng cực kỳ phổ biến trong đời sống và sản xuất như:

  • Đồ gia dụng như nồi, xoong, chảo…
  • Làm lõi dây điện
  • Vật liệu xây dựng
  • Hộp kim nhôm nhẹ và bền sử dụng được trong công nghiệp chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô, …

Nhiệt độ nóng chảy của Inox

Hiện nay, Inox 409 là dòng hợp kim inox nổi bật nhất và được ứng dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất. Dưới đây là thông tin cơ bản về tính chất, ứng dụng của hợp  kim này. 

Tính chất vật lý và tính chất hóa học của Inox

Inox 304 được biết đến là  loại inox rẻ nhất trong các loại inox nhưng nó vẫn sở hữu cho mình tính chống oxy hóa tốt cùng khả năng chống ăn mòn cao. Mặt khác, nhờ sở hữu nhiều đặc trưng nổi bật liên quan đến thành phần hóa học nên loại inox này rất dễ dàng tạo hình theo hình dạng mong muốn.

Inox có khả năng chống ăn mòn khá cao, đặc biệt là khả năng chống ăn mòn khí quyển do thành phần chứa đến 12% Cr. Tuy nhiên, nếu để inox trong không khí lâu thì lớp trên cùng của inox rất dễ bị ăn mòn nhẹ gây mất thẩm mỹ khi sử dụng.  Ngoài ra, inox còn có khả năng chịu nhiệt lên đến 815 độ C và khả năng hàn tốt.

Nhiệt độ nóng chảy của Inox

Do mỗi loại inox sẽ có thành phần tỷ lệ hợp kim khác nhau nên sẽ có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Inox 304 là loại inox sử dụng thông dụng nhất hiện nay với nhiệt độ nóng chảy là từ 1400-1450 °C.

Ngày nay, Inox mang lại điều tuyệt vời cho người tiêu dùng nhờ sở hữu độ bền cực cao cùng khả năng gia công tương đối tốt. Hơn nữa, quá trình ăn mòn axit của inox tạo ra rất hạn chế nên khiến loại hợp kim này được ứng dụng ngày càng rộng rãi.

Nhiệt độ nóng chảy của Inox.
Nhiệt độ nóng chảy của Inox.

Ứng dụng của Inox trong đời sống

Inox là một hợp kim sắt sở hữu khả năng chịu mài mòn cùng khả năng chống oxy hóa cao, không nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn và gia công. Hơn nữa, Inox còn có tính thẩm mỹ cao, khá sang trọng và tinh tế. Chính vì vậy mà hợp kim này được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.

Inox được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như là thiết bị vật tư y tế, vật liệu trang trí nội thất cho nhà hàng, ga tàu, bến xe, khách sạn và nơi công cộng,…phụ kiện nhà bếp, bếp ga, bếp công nghiệp, bồn chứa nước, lò nướng, dụng cụ nhà bếp, thiết bị khử mùi, thiết bị vệ sinh.

Ngoài ra, Inox có tên gọi kỹ thuật trong ngành công nghiệp là ” thép không gỉ” nên được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghệ đóng tàu, CN dầu khí, công nghiệp luyện clinker ở các nhà máy xi măng.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại đồng

Ngày nay, đồng là kim loại được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Bởi các hợp kim của nó đã được con người sử dụng cách đây hàng nghìn năm. Dưới đây là thông tin cơ bản về nhiệt độ nóng chảy, tính chất vật lý, hóa học của kim loại đồng như:

Tính chất vật lý và hóa học của kim loại đồng

  • Tính chất vật lí: Đồng là kim loại có màu đỏ, mềm dẻo, dễ dàng để kéo sợi và tráng mỏng. Khả năng dẫn điện nhiệt cũng rất tốt (chỉ đứng sau bạc). Kim loại đồng có khối lượng riêng là 8,98 g/cm3 và nhiệt độ nóng chảy 1083 độ C.
  • Tính chất hóa học của đồng: Đồng được biết đến là kim loại kém hoạt động và có tính khử yếu.Kim loại này có khả năng tác dụng với phi kim, axit và dung dịch muối.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại đồng

Đồng là kim loại có nhiệt độ nóng chảy là 1357,77 K tương đương với 1084.62°C và 1984.32°F. Riêng đồng thau có nhiệt độ nóng chảy từ 900°C đến 940°C; tương đương 1.650 đến 1.720°F phụ thuộc vào thành phần. Ngoài ra, trong bảng tuần hoàn hóa học, đồng chính là nguyên chất mềm dẻo, dễ uốn và có màu cam đỏ.

Đồng có số nguyên tử là 29, kí hiệu hóa học là Cu. Đây là kim loại dẻo, nó có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao và thường được dùng làm chất dẫn nhiệt và điện trong vật liệu trong xây dựng.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại đồng.
Nhiệt độ nóng chảy của kim loại đồng.

Ứng dụng của kim loại đồng trong đời sống

Đồng là kim loại dẻo, dễ dàng dát mỏng, dễ uốn cũng như có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Do đó, kim loại đồng được sử dụng một cách rộng rãi trong sản xuất:

  • Dây điện.
  • Cuộn từ của nam châm điện.
  • Que hàn đồng.
  • Đúc tượng đồng.
  • Động cơ máy móc, đặc biệt là các động cơ điện.
  • Động cơ hơi nước của Watt.
  • Rơ le điện, dây dẫn điện giữa các bảng mạch cùng các chuyển mạch điện.
  • Ống tia âm cực, magnetron trong lò vi ba và ống chân không.
  • Bộ dẫn sóng cho bức xạ vi ba.
  • Sử dụng đồng trong các mạch IC thay thế cho nhôm.
  • Là một thành phần không thể thiếu trong tiền kim loại.
  • Sử dụng để sản xuất đồ dùng trong nhà bếp, chẳng hạn như chảo, nồi,…
  • Chiếm hàm lượng lớn trong thành phần các đồ dùng dùng ở bàn ăn như dao, nĩa, thìa.
  • Sử dụng trong chế tạo khay, đĩa đựng thức ăn bằng bạc
  • Là thành phần không thể thiếu khi sản xuất thủy tinh màu và gốm kim loại.
  • Dùng để sản xuất các loại nhạc khí, đặc biệt là các loại làm từ đồng thau.
  • Sản xuất bề mặt tĩnh sinh học trong các bệnh viện hay các bộ phận của tàu thuyền để chống hà.
  • Hợp chất oxit của đồng được sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật và chất làm sạch nước.

Trên đây là tổng hợp nhiệt độ nóng chảy của kim loại cũng như một số kiến thức khác về các loại kim loại phổ biến hiện nay mà Thép Trí Việt tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về nhiệt độ nóng chảy của từng kim loại. Nếu thấy thông tin hay và bổ ích, bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè mình cùng biết nhé!

Thông tin mua hàng:

CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT

Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM

Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây - Thủ Đức - TPHCM

Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương - Phường 1 - Gò Vấp - TPHCM

Địa chỉ 3: 16F Đường 53 - Phường Tân Phong - Quận 7 - TPHCM

Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông - F Tân Thới Hòa - Q. Tân phú - TPHCM

Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 - Xã Thuận Giao - TP Thuận An - Bình Dương

Hotline mua hàng: 091 816 8000 - 0907 6666 51 - 0907 6666 50

Email: theptriviet@gmail.com

Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Gọi ngay 3
nút chat tư vấn Zalo
nút chat tư vấn Zalo
091 816 8000 0907 6666 51 0907 6666 50